Một số yếu tố chủ yếu ảnh h−ởng đến năng suất cà phê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân cảu các hộ nông dân cảu huyên đăk SONG, tỉnh đăk NÔNG (Trang 76 - 80)

4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.1 Một số yếu tố chủ yếu ảnh h−ởng đến năng suất cà phê

Trong sản suất nông nghiệp, những yếu tố đầu t− chủ yếu bao gồm các loại nh− đạm, lân, kali, phân chuồng, thuốc bảo vệ, nhân công v.v... có ảnh h−ởng trực tiếp đến quá trình sinh tr−ởng, năng suất, kết quả và hiệu quả kinh tế của cây trồng. Ngoài những yếu tố cơ bản, có rất nhiều yếu tố khác tác động đến quá trình sinh tr−ởng và phát triển của cây cà phê mà chúng ta chỉ có thể gọi là nhóm những nhân tố. Đó là nhóm nhân tố thuộc về nguồn lực đất đai, nhóm nhân tố thuộc về lao động và con ng−ời, vốn trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ trong nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng.

Các yếu tố cơ bản ảnh h−ởng đến năng suất cà phê là đất đai tốt hay xấu, trình độ học vấn, kỹ năng quản lý của chủ hộ và trình độ kỹ thuật của lao động, dân tộc, giới tính và sự tác động của các cấp chính quyền thông qua con đ−ờng tập huấn kỹ thuật khuyến nông v.v... cũng h−ởng rất lớn đến năng suất của cây. Vốn trong sản xuất nông nghiệp đ−ợc thể hiện nh− tiền vay, vật t− nông nghiệp, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng nông thôn v.v... Tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp rất quan trọng, ngoài đất đai trong nông nghiệp, còn có các yếu tố khác nh− n−ớc, độ ẩm, l−ợng m−a, v.v... ảnh h−ởng rất lớn đến sinh tr−ởng, phát triển và năng suất của cây trồng. Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ có điều kiện xem xét những nhóm nhân tố cơ bản nhất ảnh h−ởng đến năng suất mà thôi, còn các nhân tố khác coi nh− nó không ảnh h−ởng đến năng suất của cây.

Bảng 4.6 Mức độ đầu t− phân vô cơ và biến động của năng suất cà phê

Mức thấp Mức trung bình Mức cao Các yếu tố đầu t− ĐVT

(Từ 0 - 100kg/ha) (Từ 100 - 300kg/ha) (Trên 300kg/ha)

1. Phân đạm

L−ợng bón Kg/ha 73 212 425 Năng suất Kg/ha 1.704 2.601 3.448 2. Phân lân

L−ợng bón Kg/ha 62 194 436 Năng suất Kg/ha 2.220 2.714 3.587 3. Phân Kali

L−ợng bón Kg/ha 68 193 410 Năng suất Kg/ha 2.127 3.057 3.328

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán.

Giả sử rằng, trong điều kiện sản xuất bình th−ờng, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, các hộ nông dân đầu t− phân vô cơ ở mức độ khác nhau, năng suất của hộ thu đ−ợc khác nhau, những hộ bón phân ở mức thấp nhất có năng suất thấp nhất, khi mức bón phân vô cơ tăng, năng suất tăng theo. Điều đó chứng tỏ đầu t− phân vô cơ thuận chiều với tăng của năng suất cà phê.

Thuốc bảo vệ thực vật, là một yếu tố rất quan trọng, tuy chi phí không lớn nh−ng nó có tác động ng−ợc chiều với năng suất, khi tăng đầu t− thuốc bảo vệ thực vật, năng suất lại giảm.

Bảng 4.7 Thuốc bảo vệ thực vật và biến động của năng suất cà phê

Mức thấp Mức trung bình Mức cao Tên chỉ tiêu ĐVT

(D−ới 1kg/ha) (Từ 1 - 3kg/ha) (Trên 3kg/ha) L−ợng sử dụng Kg/ha 0,42 1,72 4,61 Năng suất Kg/ha 2.921 2.896 2.447

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán.

Nh− vậy, các hộ nông dân sử dụng l−ợng thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ khác nhau có năng suất khác nhau, nh−ng một điều đặc biệt quan tâm là, khi l−ợng thuốc bảo vệ thực vật tăng, năng suất cà phê lại giảm. Điều đó chứng tỏ rằng khi v−ờn cây bị bệnh nặng, các hộ nông dân mới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mà bệnh càng nặng các hộ nông dân càng phải sử dụng nhiều thuốc, mà bệnh nặng làm cho cây sinh tr−ởng phát triển kém, năng suất của cây càng giảm, điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế sản suất của các hộ dân. Nh− vậy, muốn tăng năng suất cà phê các cấp chính quyền địa ph−ơng, các cơ quan chức năng cần phải tăng c−ờng công tác dự báo, phòng bệnh cho cà phê, giúp ng−ời nông dân phát hiện sớm và chữa trị kịp thời để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ảnh h−ởng xấu đến sự sinh tr−ởng của cây mới ổn định đ−ợc sự phát triển và năng suất của cà phê.

Nhân công là một yếu tố đầu t− tác động rất lớn đến năng suất của cây cà phê, những hộ đầu t− nhân công ở mức cao có năng suất cao nhất. Ng−ợc lại, những hộ nông dân ít đầu t− nhân công có năng suất thấp (biểu đồ 4.2).

Trong điều kiện sản xuất bình th−ờng, với các yếu tố khác không thay đổi thì việc đầu t− thêm nhân công, đặc biệt là nhân công chăm sóc có tác động đến năng suất của cà phê, khi nhân công tăng kéo theo năng suất cà phê tăng. Việc đầu t− nhân công ở đây, chúng ta phải hiểu là đầu t− vào các khâu, các b−ớc công việc trực tiếp tác động đến khả năng sinh tr−ởng và năng suất của cây nh− công làm cỏ, t−ới n−ớc, bón phân và b−ớc công việc rất quan trọng là cắt tỉa cành. Khi nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm khuyến cáo ng−ời nông dân nên đầu t− thêm nhân công vào chăm sóc để tăng năng suất cây trồng.

Công việc cắt tỉa cành cho cây cà phê có kịp thời hay không có tác động rất lớn tới năng suất, nó có khả năng tác động trực tiếp đến khả năng sinh tr−ởng của

cây, khả năng đề kháng, chống chịu các loại sâu bệnh, từ đó tác động có lợi cho việc tăng năng suất cà phê. Nh−ng việc đầu t− nhân công vào khâu chăm sóc cà phê muốn đem lại hiệu quả kỹ thuật cao phải thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, do đó công tác tập huấn kỹ thuật chăm trồng và chăm sóc cà phê có vai trò rất quan trọng.

1.812 2.701 3.462 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500

Mức đầu t− nhân công với năng suất cà phê

Năng suất 1.812 2.701 3.462

D−ới 70 Từ 70-140 Trên 140

Biểu đồ 4.2 ảnh h−ởng của nhân công đến năng suất cà phê

Ngoài các yếu tố trên, còn một số yếu tố khác cũng không kém phần phần quan trọng tác động đến năng suất cà phê và hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân. Một trong những yếu tố đó là phân chuồng, những hộ nào có điều kiện bón phân chuồng năng suất cà phê cao hơn hẳn so với những hộ không bón phân chuồng. Tiềm lực kinh tế cũng có tác động đến năng suất của cây, bởi vì những hộ có tiềm lực kinh tế mạnh hơn có khả năng đầu t− các yếu tố sản suất lớn hơn, do đó kết quả sản xuất đem lại cao hơn, ng−ợc lại những hộ nghèo không có khả năng đầu t− thì đem lại kết quả thấp hơn.

Qua phân tích ở trên cho thấy sự thay đổi của các yếu tố đầu t− đ1 dẫn đến năng suất và kết quả sản suất khác nhau, khi các yếu tố đầu t− tăng đ1 làm cho năng suất của cà phê tăng, trừ tr−ờng hợp đầu t− thuốc bảo vệ thực vật càng tăng năng suất cà phê càng giảm do hệ số của biến này mang dấu (-) khi ta chạy mô hình.

Để biết đ−ợc mức độ ảnh h−ởng của các yếu tố đầu t− đến năng suất cà phê và mức độ đạt đ−ợc hiệu quả kỹ thuật của các hộ dân. Đồng thời, trên cơ sở đó chúng ta có những giải pháp có tính khả thi nhằm giúp ng−ời nông dân nâng cao năng suất cà phê, nâng cao hiệu quả kỹ thuật, chúng tôi tiến hành dùng ph−ơng pháp hàm năng suất tối đa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân cảu các hộ nông dân cảu huyên đăk SONG, tỉnh đăk NÔNG (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)