Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 1 Ưu điểm

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật khuếch đại gien khảo sát các tổ hợp gien thường gặp trong bệnh lý bạch cầu cấp (Trang 103 - 106)

- Tiến hành khảo sát các tổ hợp gien lần 1.

4.5.Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 1 Ưu điểm

27 QAML1-F 5 'CAC CTA CCA CAG AGC CAT CA AA 3' 28 QAML1-Probe 5' AAC CTC GAA ATC GTA CTG

4.5.Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 1 Ưu điểm

4.5.1. Ưu điểm

♦ Đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát đầy đủ các tổ hợp gien thường gặp trong BCC với các số liệu trong nước. Công trình nghiên cứu này đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của chuyên ngành Huyết học Việt Nam.

♦ Điểm mới nữa trong nghiên cứu này là việc xây dựng thành công quy trình PCR định lượng cho 2 tổ hợp gien minor BCR/ABLTEL/AML1, rất có giá trị trong theo dõi tồn lưu tế bào ác tính của bệnh nhân BCCDL mà tác giả đã mô tả. Điều này cho thấy tầm quan trọng của PCR định lượng trong việc theo dõi đáp ứng

điều trị, giúp các bác sĩ tiên đoán tái phát và có hướng điều trị sớm và tích cực hơn.

♦ Nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. HCM là bệnh viện chuyên khoa huyết học lớn, là nơi tập trung lượng bệnh nhân BCC đông nhất, có phương tiện chẩn đoán và theo dõi, có phác đồ điều trị chuẩn, thuận lợi cho việc thu thập số liệu.

♦ Nghiên cứu được thực hiện trên 341 bệnh nhân, các kỹ thuật được thực hiện tại Khoa Di truyền học phân tử, BV. TMHH TP. HCM với các hóa chất, dụng cụ từ các nhà sản xuất uy tín trong lĩnh vực sinh học phân tử (Applied Biosystems, Qiagen, Promega,…), các trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu-châu Mỹ, bản thân nghiên cứu sinh đã được đào tạo bài bản về lĩnh vực sinh học phân tử tại trường Đại học Tokyo, Nhật Bản nên các quy trình kỹ thuật và kết quả nêu trong luận án là đáng tin cậy.

4.5.2. Hạn chế

♦ Thời gian theo dõi bệnh nhân không đủ dài và không đồng nhất để có để đưa ra những kết luận chắc chắn về đánh giá hiệu quả điều trị. Có thể đây là điểm mới khác với các nghiên cứu nước ngoài nhưng cần mở rộng nghiên cứu trên số mẫu lớn hơn, phối hợp đa trung tâm và thời gian nghiên cứu dài hơn mới có thể kết luận chắc chắn được.

♦ Số lượng mẫu cho từng phân nhóm bệnh không đủ lớn vì nhiều lý do: một số nhóm bệnh hiếm gặp, thất bại điều trị, bỏ điều trị vì lý do kinh tế, chi phí xét nghiệm này còn khá cao so với thu nhập chung của người dân Việt nam. Do đó, một số kết quả không thể thực hiện các test thống kê, hoặc kết quả thống kê không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

♦ Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chưa khảo sát các đột biến gien trong nhóm không mang gien tổ hợp, làm hạn chế khả năng tiên lượng đầy đủ cho bệnh nhân. Hạn chế này cho thấy một hướng nghiên cứu tiếp theo nên tiếp tục được thực hiện là khảo sát các đột biến gien quan trọng cho tiên lượng.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát 341 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp, bao gồm 162 BN bạch cầu cấp dòng tủy và 179 BN bạch cầu cấp dòng lympho tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. HCM, từ ngày 01/10/2009 đến ngày 31/07/2011, chúng tôi có những kết luận sau:

1. Nhóm bệnh BCCDT có 19 BN biểu hiện AML1/ETO (11,7%), 11 BN biểu hiện PML/RARA (6,8%), 7 BN biểu hiện CBFB/MYH11 (4,3%), và 4 BN biểu hiện

MLL/AF9 (2,5%).

2. Nhóm bệnh BCCDL có 17 BN biểu hiện TEL/AML1 (9,5%), 16 BN biểu hiện BCR/ABL (8,9%), 5 BN biểu hiện MLL/AF4 (2,8%), và 8 BN biểu hiện

E2A/PBX1 (4,5%).

3. Chúng tôi cũng đã thiết lập được các qui trình RT-PCR trong chẩn đoán các tổ hợp gien thường gặp trong BCCDT (AML1/ETO, PML/RARA, CBFB/MYH11, MLL/AF9), và BCCDL (TEL/AML1, BCR/ABL, MLL/AF9 và E2A/PBX1); cũng như triển khai RQ-PCR để định lượng số bản sao của những tổ hợp gien để theo dõi đáp ứng chính xác hơn trong quá trình điều trị.

Chẩn đoán bạch cầu cấp BCCDT BCCDL RT-PCR 4 tổ hợp gien RT-PCR 4 tổ hợp gien Dương tính Định lượng gien Dương tính

KIẾN NGHỊ

1. Kỹ thuật RT-PCR phát hiện 4 tổ hợp gien thường gặp trong BCCDT hay BCCDL một cách nhanh chóng, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, góp phần cho hướng chẩn đoán chính xác các thể bệnh BCCDT, giúp phân nhóm tiên lượng chính xác góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị. Kỹ thuật đơn giản nên có thể dễ dàng triển khai trong những phòng xét nghiệm sinh học phân tử của chuyên ngành Huyết học.

2. Trong trường hợp chưa thể phân nhóm tiên lượng, chúng ta nên dùng khảo sát tiếp theo bằng kỹ thuật giải trình tự gien và phân tích nhiễm sắc thể. Chúng ta cần phối hợp kỹ thuật PCR và phân tích nhiễm sắc thể để đánh giá được kiểu hình bất thường gien và nhiễm sắc thể đầy đủ, góp phần phân nhóm tiên lượng. Kỹ thuật giải trình tự thì phức tạp hơn, kỹ thuật cao, để xác định các đột biến gien FLT3, c- kit, NPM1,CEBPA … giúp phân nhóm tiên lượng cho nhóm không có tổ hợp gien và bất thường nhiễm sắc thể.

3. Chúng ta cần tiến hành khảo sát với số lượng mẫu lớn hơn và xây dựng mẫu kiểm soát chất lượng (QC-Quality control) để tiến đến hoàn thiện kỹ thuật trên hai tổ hợp gien minor BCR/ABLTEL/AML1. Hơn nữa, cần tiếp tục tiến hành xây dựng và triển khai kỹ thuật RQ-PCR trên tổ hợp gien major BCR-ABL và các tổ hợp gien thường gặp còn lại trong bệnh BCCDL và BCCDT. Từ đó, chúng ta đưa kỹ thuật RQ-PCR thành công cụ vàng trong theo dõi tồn lưu ác tính đối với những bất thường về tổ hợp gien đã được xác định có ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh.

4. Với mục tiêu cao hơn nữa là nâng kỹ thuật RQ-PCR của chúng ta ngang tầm thế giới, chúng ta cần tiến hành chuẩn hóa một cách nghiêm ngặt để có thể xác định được hệ số qui đổi ra chuẩn quốc tế. Để thực hiện được điều đó, cần đầu tư thêm về trang thiết bị, máy móc và đào tạo nhân sự bài bản, chuyên sâu hơn nữa.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật khuếch đại gien khảo sát các tổ hợp gien thường gặp trong bệnh lý bạch cầu cấp (Trang 103 - 106)