Năng suất của các dòng giống đậu t− ơng

Một phần của tài liệu Luận văn xác định một số dòng, giống và biện pháp kỹ thuật chính góp phần nâng cao năng suất đậu tương ở huyện hoàng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 79 - 81)

4. Giới hạn của đề tài

3.4.1.10. Năng suất của các dòng giống đậu t− ơng

- Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết thể hiện tiềm năng năng suất của các giống đậu t−ơng trong điều kiện ngoại cảnh cụ thể. Kết quả nghiên cứu (bảng 3.15) cho thấy, giống đậu t−ơng ĐT2000 có năng suất lý thuyết cao nhất, đạt 26,99 tạ/ha; tiếp đến là các giống D912 (26,38 tạ/ha), D140 (25,85 tạ/ha), ĐT2003 (24,91 tạ/ha), giống đối chứng DT84 đạt 20,25 tạ/ha; thấp nhất là giống ĐT2004 (16,52 tạ/ha). Nh− vậy, các giống ĐT2000, D912, D140 và ĐT2003 là những giống đậu t−ơng có tiềm năng năng suất cao.

- Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các nhà chọn giống cũng nh− trong sản xuất đại trà. Giống tốt là những giống có khả năng thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, cho năng suất cao, ổn định qua các vụ, các năm và dễ đ−ợc sản xuất chấp nhận.

Qua theo dõi và xử lý số liệu chúng tôi nhận thấy các giống đậu t−ơng ĐT2000, D912, D140, ĐT2003 đạt năng suất cao (từ 20 tạ/ha trở lên); trong đó cao nhất là giống ĐT2000 đạt 22,0 tạ/ha và giống D912 đạt 21,7 tạ/ha; tiếp

đến là các giống D140 đạt 20,5 tạ/ha, ĐT2003 đạt 20 tạ/ha. Giống đối chứng DT84 đạt năng suất 16,7 tạ/ha.

Mặc dù năng suất không cao, nh−ng giống ĐT2004 (15,5 tạ/ha) và dòng 64 (17,3 tạ/ha) là những giống mới có thời gian sinh tr−ởng ngắn, chống chịu sâu bệnh khá, thích hợp với việc xen canh, luân canh tăng vụ.

Bảng 3.15: Năng suất của các dòng, giống đậu t−ơng (tạ/ha) Dòng, giống Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu

ĐT2000 26,99 22,0 a ĐT 2003 24,91 20,0 b ĐT2004 16,52 15,5 d DT84 (đ/c) 20,25 16,7 c VX93 18,03 15,0 d D912 26,38 21,7 a D140 25,85 20,5 b Dòng 64 18,40 17,3 c CV(%) 2,05 LSD0,05 0,66

Nhìn chung, đặc điểm của các giống đậu t−ơng ĐT2000, D912, D140, ĐT2003 và kể cả ĐT2004, dòng 64 hoàn toàn phù hợp với đề xuất h−ớng chọn tạo giống đậu t−ơng trong những năm tới của các tác giả Ngô Thế Dân, Trần Văn Lài và cộng sự (1998)[7].

Qua việc xác định hệ số t−ơng quan (r) bằng hàm Correl trên ch−ơng trình Excel chúng tôi nhận thấy, năng suất của các dòng, giống đậu t−ơng có t−ơng quan thuận, chặt với các chỉ tiêu: Tổng số quả/cây (r = 0,95), khả năng tích lũy chất khô (r = 0,95), chỉ số diện tích lá (r = 0,93), tỷ lệ quả 3 hạt (r = 0,84); t−ơng quan thuận với khối l−ợng 1000 hạt (r = 0,57) và số l−ợng nốt sần (r = 0,55); t−ơng quan nghịch với tỷ lệ quả 1 hạt (r = - 0,43).

Nh− vậy, kết quả nghiên cứu trên t−ơng đối phù hợp với mô hình cây đậu t−ơng có năng suất cao mà tác giả Vũ Đình Chính (1995) [3] đã xây dựng:

cây đậu t−ơng có năng suất cao là cây có số quả trên cây nhiều, tỷ lệ quả chắc cao, khối l−ợng 1000 hạt lớn, tỷ lệ quả 2 - 3 hạt cao, diện tích lá thời kỳ quả mẩy lớn, quả mẩy và số nốt sần trên cây nhiều.

0 5 10 15 20 25 30 ĐT2000 ĐT2003 ĐT2004 DT84 VX93 D912 D140 Dòng64 Dòng, giống Năng s u ất (tạ/ha)

Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu

Đồ thị 2: Năng suất của các dòng, giống đậu tơng

Một phần của tài liệu Luận văn xác định một số dòng, giống và biện pháp kỹ thuật chính góp phần nâng cao năng suất đậu tương ở huyện hoàng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)