4. Giới hạn của đề tài
1.6. Nhận xét chung
Thông qua phần tổng quan tài liệu, chúng tôi xin có một số nhận xét, đánh giá sau:
- Năng suất đậu t−ơng trên thế giới cũng nh− ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu h−ớng tăng lên rõ rệt. Kết quả này có đ−ợc chủ yếu là do nhận thức đầy đủ hơn về vị trí của cây đậu t−ơng trong hệ thống cây trồng của các nhà quản lý, cộng đồng cùng với sự đóng góp tích cực của các nhà khoa học trong việc lai tạo, chọn lọc ra các giống có năng suất cao, nghiên cứu ra hệ thống các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp với từng loại giống ở các vùng sinh thái cụ thể.
- Mặc dù có tăng, nh−ng năng suất đậu t−ơng của Việt Nam còn thấp so với các n−ớc trên thế giới và không ổn định qua các năm. Sản xuất đậu t−ơng của n−ớc ta ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu tiêu thụ trong n−ớc, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhất là cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc để sản xuất các loại thức ăn cao đạm phục vụ chăn nuôi.
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về giống, các biện pháp kỹ thuật hợp lý trong sản xuất đậu t−ơng ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, ở tỉnh Thanh Hóa công tác nghiên cứu về cây đậu t−ơng còn ch−a nhiều, ch−a có một hệ thống biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho từng loại giống ở các vùng sinh thái cụ thể. Công tác du nhập, tuyển chọn các giống có năng suất, chất l−ợng ch−a đ−ợc chú trọng đúng mức. Nhiều giống tốt đ−ợc du nhập vào Thanh Hóa không đ−ợc chọn lọc, bồi dục nên bị thoái hóa, năng suất thấp và không ổn định.
- Do có quỹ đất dồi dào, nhất là đất cát pha, thịt nhẹ nên tiềm năng mở rộng diện tích đậu t−ơng của Thanh Hóa là rất lớn. Hiện tại, Thanh Hóa còn gần 3.000 ha đất chuyên màu và phù sa ven sông; trên 10.000 ha đất cát pha,
trong đó đáng chú ý là diện tích đất sản xuất đậu t−ơng đông sau khi thu hoạch lúa mùa sớm và trên 5000 ha đất pha cát ven biển thuận lợi cho mở rộng diện tích đậu t−ơng xuân, hè, hè thu. Đồng thời Thanh Hóa có 4 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, rất cần nguyên liệu là đậu t−ơng.
Nh− vậy, điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, kinh tế - xã hội của Thanh Hóa t−ơng đối thuận lợi cho nghề sản xuất đậu t−ơng phát triển, song năng suất đậu t−ơng của Thanh Hóa còn thấp, ch−a t−ơng xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh do ch−a có bộ giống tốt, hệ thống các biện pháp kỹ thuật ch−a đ−ợc nghiên cứu hoặc chuyển giao vào sản xuất đại trà. Để góp phần giải quyết các tồn tại trên, việc nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới và ở Việt Nam vào sản xuất đậu t−ơng ở Thanh Hóa là việc làm cần thiết.
ch−ơng II
vật liệu - nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Giống đậu t−ơng: Gồm các giống: D140, D912, ĐT2000, ĐT2003, ĐT2004, VX93, Dòng 64 và DT84 (đối chứng).
2.1.2. Phân bón: Phân chuồng, đạm urê, supe lân, kali sulfat, vôi bột.