Các yếu tố hạn chế chủ yếu đến sản xuất đậu t−ơng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn xác định một số dòng, giống và biện pháp kỹ thuật chính góp phần nâng cao năng suất đậu tương ở huyện hoàng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 44 - 47)

4. Giới hạn của đề tài

1.5. Các yếu tố hạn chế chủ yếu đến sản xuất đậu t−ơng ở Việt Nam

Đậu t−ơng là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ làm, có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất, thích hợp cho việc tăng vụ (sản xuất 3 vụ trong năm). Nh−ng hiện nay sản xuất đậu t−ơng ở n−ớc ta ch−a ổn định về diện tích; năng suất bình quân của cả n−ớc còn thấp so với thế giới (năng đậu t−ơng bình quân của Việt Nam năm 2004 là 13,3 tạ/ha, thấp hơn 9,23 tạ/ha so với năng suất bình quân của thế giới); sản l−ợng đậu t−ơng sản xuất ra mới đáp ứng đ−ợc một phần nhu cầu nguyên liệu đậu t−ơng của công nghiệp chế biến thực phẩm, dầu ăn và thức ăn gia súc. Thực trạng trên là do nhiều yếu tố tác động, trong đó chủ yếu là các yếu tố hạn chế sau:

1.5.1. Yếu tố khí hậu, thời tiết và sâu bệnh

Nhìn chung, điều kiện thời tiết khí hậu ở n−ớc ta thuận lợi cho cây đậu t−ơng sinh tr−ởng và phát triển. Tuy nhiên, ở mỗi thời vụ sản xuất đậu t−ơng có những khó khăn riêng về điều kiện thời tiết.

- Trong vụ xuân, ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ thời điểm gieo đậu t−ơng th−ờng khô hạn (l−ợng m−a trung bình khoảng 20 - 30 mm), nhiệt độ thấp (trung bình tháng d−ới 200 C) làm ảnh h−ởng đến tỷ lệ nảy mầm và khả năng sinh tr−ởng của cây đậu t−ơng; đến khi thu hoạch th−ờng hay gặp m−a lớn, lụt tiểu mãn làm ảnh h−ởng không nhỏ đến năng suất và chất l−ợng hạt. Ngoài ra, các đối t−ợng dịch hại đậu t−ơng trong vụ xuân cũng rất đa dạng và diễn biến phức tạp đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất đậu t−ơng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến vụ đậu t−ơng xuân không đ−ợc coi là vụ chính trong năm, thậm chí nhiều địa ph−ơng không sản xuất đậu t−ơng xuân.

- So với vụ xuân thì điều kiện thời tiết, khí hậu trong vụ hè thuận lợi hơn, nền nhiệt độ cao, l−ợng m−a lớn, điều kiện ánh sáng đầy đủ, các đối

t−ợng sâu bệnh gây hại ít hơn, do đó sản xuất đậu t−ơng trong vụ hè gặp nhiều thuận lợi, năng suất cao. Tuy nhiên, do l−ợng m−a lớn lại tập trung nên th−ờng gây úng cục bộ, dập nát, đất dí chặt ít nhiều ảnh h−ởng đến năng suất, chất l−ợng đậu t−ơng.

- Vụ đông có điều kiện mở rộng diện tích đậu t−ơng trên đất 2 lúa ở những nơi chủ động t−ới tiêu, trên đất thịt nhẹ. Song cần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ (gieo cấy lúa mùa sớm), thu hoạch lúa mùa và gieo trồng đậu t−ơng đông tr−ớc 5/10 để cây sinh tr−ởng, phát triển trong điều kiện thuận lợi về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm mới cho năng suất cao.

Việc chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ là một ch−ơng trình dài hơi không phải địa ph−ơng nào cũng thực hiện đ−ợc, do vậy việc mở rộng diện tích đậu t−ơng đông cũng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, trong vụ đông thời kỳ trỗ hoa của đậu t−ơng th−ờng gặp hạn, làm ảnh h−ởng đến năng suất, sản l−ợng. Mặc dù vậy, vụ đậu t−ơng đông đ−ợc đánh giá là vụ có tiềm năng mở rộng diện tích, nhiều địa ph−ơng đã xây dựng vụ đông thành vụ sản xuất chính trong năm.

- Ngoài các yếu tố về điều kiện thời tiết, khí hậu thì sâu bệnh cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sản xuất đậu t−ơng ở n−ớc ta. Trên cây đậu t−ơng có rất nhiều đối t−ợng dịch hại gây hại, nhất là trong vụ xuân, nếu không phòng trừ kịp thời thì sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể cho nghề sản xuất đậu t−ơng, thậm chí thất thu. Một số loài sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây đậu t−ơng là sâu cuốn lá, dòi đục quả, đục lá, bọ xít, rệp, bệnh lở cổ rễ, gỉ sắt, phấn trắng, s−ơng mai, xoăn lá…

1.5.2. Yếu tố kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế, tập quán canh tác, nhận thức của con ng−ời về vị trí, vai trò mỗi loại cây trồng trong hệ thống nông nghiệp đều có ảnh h−ởng đến khả năng phát triển của cây trồng đó trong sản xuất đại trà, trong đó có cây đậu t−ơng.

- Để giải quyết vấn đề an ninh l−ơng thực của quốc gia, Đảng và Nhà n−ớc đã chủ tr−ơng tập trung phát triển cây lúa, ngô dẫn đến việc nhận thức về vai trò, vị trí của cây đậu t−ơng trong hệ thống cây trồng và đời sống xã hội ch−a rõ nét, đậu t−ơng bị coi là cây trồng phụ, ng−ời nông dân ít đầu t− thâm canh. Đồng thời sau một thời gian dài không đ−ợc chú ý đầu t− nên công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về cây đậu t−ơng cũng nh− hệ thống tổ chức sản xuất, cung ứng giống cho sản xuất đại trà và thu mua sản phẩm đậu t−ơng còn yếu kém.

- Trong các cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm quan trọng thì cây lạc, cây mía vẫn đ−ợc coi trọng hơn cây đậu t−ơng. Do vậy những diện tích đất tốt, thuận lợi và việc đầu t− thâm canh đều đ−ợc các hộ nông dân tập trung cho cây mía, cây lạc; cây đậu t−ơng đ−ợc trồng trên đất bạc màu, khô hạn, ít đ−ợc đầu t− chăm sóc dẫn đến năng suất thấp, không ổn định, hiệu quả kinh tế thấp.

- Mặc dù trong những năm qua chúng ta đã chọn tạo đ−ợc bộ giống đậu t−ơng có tiềm năng năng suất cao, song công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đại trà còn chậm, do vậy rất nhiều diện tích trồng đậu t−ơng hiện nay vẫn đang sử dụng các giống đậu t−ơng cũ, năng suất thấp và không ổn định, chất l−ợng kém, khả năng thích ứng không cao. Cũng do công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn yếu nên nhiều địa ph−ơng sản xuất mang tính nhỏ lẻ, thiếu tập trung, ch−a hình thành đ−ợc vùng sản xuất giống tại chỗ, khi nào chuẩn bị trồng thì mới đi mua giống, trong khi đó giống lại để lâu, không đảm bảo chất l−ợng, sản phẩm sản xuất ra không biết tiêu thụ ở đâu, khi tiêu thụ đ−ợc thì giá cả lại thấp, không ổn định. Nhìn chung, là hệ thống dịch vụ cung ứng giống đảm bảo chất l−ợng và thu mua sản phẩm còn yếu, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của sản xuất.

- Hệ thống thuỷ lợi không có hoặc ch−a tốt, ch−a chủ động điều hoà đ−ợc t−ới tiêu, đảm bảo độ ẩm để làm đất gieo đậu t−ơng kịp thời vụ, nhất là

trong vụ xuân hoặc có thể gieo đ−ợc nh−ng lại không có n−ớc t−ới khi gặp hạn làm cho cây sinh tr−ởng, phát triển chậm, năng suất đậu t−ơng thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn xác định một số dòng, giống và biện pháp kỹ thuật chính góp phần nâng cao năng suất đậu tương ở huyện hoàng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)