Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống đậu t−ơng

Một phần của tài liệu Luận văn xác định một số dòng, giống và biện pháp kỹ thuật chính góp phần nâng cao năng suất đậu tương ở huyện hoàng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 69 - 71)

4. Giới hạn của đề tài

3.4.1.4. Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống đậu t−ơng

Khả năng tích luỹ chất khô của cây đậu t−ơng cũng nh− các cây trồng khác phụ thuộc vào diện tích lá và hiệu suất quang hợp.

L−ợng chất khô cây đậu t−ơng tích luỹ đ−ợc thể hiện khả năng tổng hợp hydratcacbon và là yếu tố quyết định tạo nên năng suất đậu t−ơng. Tuy nhiên, l−ợng chất khô cây tích luỹ tuỳ thuộc vào đặc tính của từng giống và điều kiện ngoại cảnh của vụ sản xuất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy l−ợng chất khô cây đậu t−ơng tích luỹ đ−ợc ở thời kỳ từ mọc mầm đến ra hoa t−ơng đối thấp, sau đó tăng nhanh ở thời kỳ ra hoa rộ và đạt giá trị cực đại thời kỳ quả mẩy (bảng 3.8).

Bảng 3.8: Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống đậu t−ơng Khả năng tích luỹ chất khô (g/cây)

Dòng, giống Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả mẩy ĐT2000 3,68 11,84 19,69 a ĐT 2003 3,67 11,97 19,88 a ĐT2004 2,72 8,68 14,87 c DT84 (đ/c) 3,10 9,39 16,10 b VX93 3,02 8,76 15,72 bc D912 3,53 11,89 19,75 a D140 3,33 11,09 18,99 a Dòng 64 2,83 9,54 16,00 b CV(%) 3,33 LSD0,05 1,02

- Thời kỳ bắt đầu ra hoa: L−ợng chất khô các giống đậu t−ơng tích luỹ đ−ợc biến động từ 2,72 đến 3,68 gam/cây; trong đó cao nhất là giống ĐT2000 (3,68 gam/cây) và ĐT2003 (3,67 gam/cây), thấp nhất là giống ĐT2004 (2,72 gam/cây). Các giống có khả năng tích luỹ chất khô cao hơn giống đối chứng DT84 (3,1 gam/cây) gồm có ĐT2000, ĐT2003, D912 và D140.

- Thời kỳ ra hoa rộ: Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống đậu t−ơng có sự khác biệt rõ rệt. Cao nhất là giống ĐT2003 (11,97 gam/cây), tiếp đến là các giống D912 (11,89 gam/cây), ĐT2000 (11,84 gam/cây), D140 (11,09 gam/cây), dòng 64 (9,54 gam/cây), các giống này đều cao hơn đối chứng DT84 (9,39 gam/cây); thấp nhất giống ĐT2004 (8,68 gam/cây).

- Thời kỳ quả mẩy: Đây là thời kỳ các dòng, giống đậu t−ơng tích luỹ đ−ợc l−ợng chất khô cao nhất; trong đó cao nhất có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% là các giống ĐT2003 (19,88 gam/cây), D912 (19,75 g/cây), ĐT2000 (19,69 g/cây), D140 (18,99 g/cây) và đều cao hơn giống đối chứng DT84 (16,1 gam/cây); thấp nhất là giống ĐT2004 (14,87 gam/cây).

Nh− vậy, các giống đậu t−ơng có chỉ số diện tích lá và khả năng tích luỹ chất khô cao gồm có ĐT2003, D912, ĐT2000 và D140. Điều đó cho thấy các giống đậu t−ơng trên có khả năng quang hợp, vận chuyển và tích luỹ sản phẩm quang hợp (hydatcacbon) về cơ quan dự trữ tốt; đây là tiền đề để đạt đ−ợc năng suất cao.

Một phần của tài liệu Luận văn xác định một số dòng, giống và biện pháp kỹ thuật chính góp phần nâng cao năng suất đậu tương ở huyện hoàng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)