4. Giới hạn của đề tài
3.4.1.8. Khả năng chống đổ và mức độ nhiễm sâu bệnh
cây thấp, độ dài của cành ngắn thì có khả năng phân cành mạnh và ng−ợc lại.
- Số đốt hữu hiệu/thân chính: Đây là chỉ tiêu quan trọng, có ảnh h−ởng nhiều đến năng suất đậu t−ơng vì số đốt hữu hiệu càng nhiều, số quả trên cây càng lớn, năng suất càng cao.
Kết quả thí nghiệm và phân tích số liệu cho thấy số đốt hữu hiệu/thân chính của các giống biến động từ 6,47 đốt (VX93) đến 8,9 đốt (ĐT2004 và dòng 64). Giống có số đốt hữu hiệu ít hơn đối chứng DT84 (7,27 đốt) là VX93. Các dòng, giống còn lại đều có số đốt hữu hiệu/thân chính cao hơn hoặc t−ơng đ−ơng giống đối chứng DT84.
3.4.1.8. Khả năng chống đổ và mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống đậu t−ơng đậu t−ơng
- Khả năng chống đổ: Chiều cao cây và đ−ờng kính thân là 2 chỉ tiêu có liên quan đến khả năng chống đổ của các dòng, giống đậu t−ơng. Tỷ lệ giữa chiều cao cây và đ−ờng kính thân thích hợp thì khả năng chống đổ sẽ tốt và ng−ợc lại.
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.12) cho thấy, chiều cao cây của các dòng, giống đậu t−ơng có sự khác biệt rõ rệt, biến động từ 27,73 cm (ĐT2004) đến 63,33cm (ĐT2003). Mặc dù có đ−ờng kính thân lớn (5,12 và 5,87 mm) nh−ng do cao cây nên giống ĐT2003 và D912 có khả năng chống đổ kém (điểm 3 và điểm 2). Các giống còn lại có khả năng chống đổ khá hơn (điểm 1), tức là hầu hết các cây đều đứng thẳng sau những trận m−a rào và gió lớn (vụ xuân 2005 ở Hoằng Hóa, có một số trận m−a to kèm theo gió lớn, đặc biệt là từ 1/5 - 5/5/2005).
Bảng 3.12: Khả năng chống đổ của các dòng giống đậu t−ơng
Dòng, giống Chiều cao cây (cm) Đ−ờng kính thân (mm) Cấp đổ (điểm 1 - 5) ĐT2000 47,60 5,90 1 ĐT2003 63,33 5,87 3 ĐT2004 27,73 4,22 1 DT84 (đ/c) 39,63 4,92 1 VX93 39,72 4,95 1 D912 56,40 5,12 2 D140 46,53 5,03 1 Dòng 64 40,27 4,38 1
- Mức độ nhiễm sâu bệnh: Cây đậu t−ơng là nguồn thức ăn, ký chủ −a thích của nhiều loài dịch hại, đặc biệt là trong vụ xuân. Để đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống đậu t−ơng chúng tôi đã tiến hành theo dõi, điều tra tỷ lệ sâu hại và phân cấp bệnh hại của một số loài sâu bệnh hại chính.
Kết quả điều tra trình bày ở bảng 3.13 cho thấy, có 4 đối t−ợng dịch hại đậu t−ơng chủ yếu trong vụ xuân 2005, đó là sâu hại lá (chủ yếu là sâu cuốn lá), sâu đục quả, bệnh phấn trắng và bệnh gỉ sắt.
+ Về sâu hại: Giống đối chứng DT84 bị sâu hại lá hại mạnh nhất với 13,26% cây bị hại, tiếp theo là giống VX93 (12,68%), thấp nhất là giống ĐT2004 (7,93%); các giống khác bị hại với tỷ lệ từ 8,11 đến 9,8%.
Sâu đục quả là đối t−ợng dịch hại th−ờng gây ra những thiệt hại đáng kể cho nghề sản xuất đậu t−ơng. Giống bị hại nhiều nhất là ĐT2003 với 10,85% số quả bị sâu đục, tiếp theo là giống đối chứng DT84 (9,72%); bị hại ít nhất là 2 giống ĐT2004 (5,6%) và dòng 64 (5,9%).
+ Về bệnh hại: Nhìn chung, các giống tham gia thí nghiệm bị nhiễm bệnh phấn trắng và gỉ sắt với mức độ nhẹ, từ cấp 0 đến cấp 3; tức là từ không bị bệnh đến 5% diện tích lá bị bệnh. Một số giống bị nhiễm bệnh ở cấp 3
th−ờng là giống sinh tr−ởng, phát triển tốt, cây cao, tán lá rộng nh− ĐT2003, ĐT2000.
Nh− vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy một số giống đậu t−ơng bị sâu bệnh hại đáng kể trong điều kiện vụ xuân là DT84, ĐT2003 và VX93.
Bảng 3.13: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng giống đậu t−ơng Bệnh hại (cấp 1 - 9) Dòng, giống Sâu hại lá
(% cây bị hại) Sâu đục quả (% quả bị hại) Phấn trắng Gỉ sắt ĐT2000 9,80 8,54 3 0 ĐT 2003 8,70 10,85 3 3 ĐT2004 7,93 5,60 1 0 DT84 (đ/c) 13,26 9,72 1 1 VX93 12,68 9,39 1 1 D912 8,26 7,04 1 1 D140 8,54 6,51 1 1 Dòng 64 8,11 5,90 1 0