Nhiều tác giả nghiên cứu độc lực của vi khuẩn P.multocida đã khẳng định độc lực của vi khuẩn P.multocida liên quan chặt chẽ với giáp mô của vi khuẩn. Vi khuẩn P.multocida sản sinh trong điều kiện nhất định sẽ sinh ra giáp mô bao quanh tế bào. Manniger (1919)[68] đã xác định những vi khuẩn có giáp mô thì thấy có độc lực và những vi khuẩn không có giáp mô thì thấy không có độc lực. Theo Caster (1967) [44] cho biết những vi khuẩn
P.multocida phân lập đ−ợc từ động vật mắc bệnh cấp tính sẽ thấy có giáp mô và có độc lực. Khi nuôi cấy vi khuẩn này lâu trong môi tr−ờng nhân tạo, giáp mô của vi khuẩn sẽ mất và vi khuẩn không còn độc lực. Nh−ng ta lại cấy tiếp vi khuẩn mất giáp mô này trong môi tr−ờng cho thêm máu hay tiêm truyền qua động vật thí nghiệm thì vi khuẩn P.multocida tái tạo lại giáp mô và thể hiện độc lực. Caster còn cho rằng khi nuôi cấy vi khuẩn ở 370C trong môi tr−ờng nhân tạo qua một đêm thấy vi khuẩn phát triển giáp mô đầy đủ, sau đó mất dần đi. Điều này chứng tỏ giáp mô chỉ tồn tại ở những vi khuẩn non.
Theo Mannige (1919)[68] cho rằng độc lực của vi khuẩn rất phức tạp và không ổn định, nó còn phụ thuộc vào từng chủng vi khuẩn loài động vật mà nó tồn tại.
Theo tác giả thì khả năng xâm nhập và sự phát triển của vi khuẩn ở trong ký chủ là nhờ sự có mặt của giáp mô. Một chủng mất khả năng tái tạo giáp mô cũng sẽ không còn độc lực. Nhiều chủng khi phân lập có giáp mô rõ ràng nh−ng độc lực lại ít, vì độc lực của vi khuẩn có thể phụ thuộc vào cấu trúc hoá học của giáp mô hơn là sự có mặt của chúng. Có thể nhuộm đ−ợc lớp vỏ giáp mô của vi khuẩn bằng ph−ơng pháp nhuộm Hiss và ph−ơng pháp nhuộm Anthony.