Vi khuẩn P. multocida có thể nuôi cấy ở nhiều loại môi tr−ờng: thể lỏng, thể đặc hoặc bán cố thể, môi tr−ờng có thể cho thêm chất kích thích.
P. multocida phát triển ức chế các loại vi khuẩn khác, tuỳ vào mục đích nghiên cứu mà cho thêm vào môi tr−ờng các loại đ−ờng, axít amin và các hoá chất khác nhau để đánh giá vi khuẩn.
giờ. P. multocida phát triển làm đục nhẹ môi tr−ờng, khi lắc nhẹ có vẩn đục nh− s−ơng mù sau đó mất dần. Nếu để quá 24 giờ d−ới đáy có lắng cặn nhầy và bên trong có màng mỏng.
Theo Carter (1952)[40] cho biết trong môi tr−ờng n−ớc thịt, vi khuẩn P. multocida mọc tốt tạo mùi tanh đặc tr−ng, mùi tanh đặc tr−ng này thể hiện rõ nhất ở pha phát triển nhanh. Sau khi nuôi cấy lâu, mùi tanh này mất dần.
Nuôi cấy trên môi tr−ờng thạch th−ờng ở 370C sau 24 giờ vi khuẩn
P.multocida phát triển thành khuẩn lạc sau:
- Dạng S (Smouth) khuẩn lạc có mặt vồng trơn bóng loáng, dung quang sắc cồng vồng, độc lực mạnh, vi khuẩn thuộc dạng khuẩn lạc này, th−ờng tạo lớp giáp mô nhiều hơn loại xù xì .
- Dạng M (Mucoid) khuẩn lạc nhầy −ớt, kích th−ớc to nhất dung quang sắc cầu vồng, độc lực yếu hơn dạng S .
- Dạng R (Rough) khuẩn lạc dẹt rìa nhám, xù xì, dung quang màu xanh, dạng này độc lực yếu.
Khi nuôi cấy trên môi tr−ờng thạch máu, khuẩn lạc phát triển hình tròn, kích th−ớc lớn hơn thạch th−ờng, trên môi tr−ờng thạch huyết cầu tố và huyết thanh.
Nguyễn vĩnh Ph−ớc (1964) [24] cho rằng đây là môi tr−ờng đặc biệt để giám định và kiểm tra độc lực của vi khuẩn P. multocida. Khi nuôi cấy vi khuẩn P.multocida phát triển thành khuẩn lạc nhỏ, rìa gọn, xung quanh mép rìa khuẩn lạc có hiện t−ợng phát huỳnh quang. Khuẩn lạc dạng S có dung quang màu xanh lơ chiếm tỷ lệ 2/3, còn lại là khuẩn lạc R có dung quang vàng. Theo Hudson (1954) [61] nhiệt độ thích hợp nhất cho vi khuẩn P. multocida phát triển là 370C với pH từ 7,2 -7,6. Nhiệt độ với pH < 6 hoặc pH > 8,5 vi khuẩn mọc kém, nếu vi khuẩn mọc tốt cho thêm vào môi tr−ờng 5%- 10% huyết thanh động vật. Hoàng Đạo Phấn (1986)[17] cho thấy vi khuẩn mọc tốt trong môi tr−ờng n−ớc thịt peptol, sau một ngày đêm vi khuẩn làm đục môi tr−ờng nh−ng vài ngày n−ớc thịt trở nên trong, đáy có cặn lắc khó tan.
Tác giả cho rằng để giữ giống t−ơi, cần cấy chuyển vi khuẩn qua môi tr−ờng thạch máu, vì vi khuẩn mới đ−ợc phân lập mọc tốt trong các môi tr−ờng nuôi cấy thông th−ờng, nh−ng khi nuôi cấy tiếp sẽ mọc yếu, vì vậy phải cho thêm vào môi tr−ờng nuôi cấy huyết thanh máu vỡ.
Theo Nguyễn Nh− Thanh (1997)[31] độc lực của vi khuẩn giảm dần từ dạng S đến dạng R. Theo Carter (1952) [41] và Rimler (1992) [88] khuẩn lạc của vi khuẩn P. multocida tập trung ở 2 dạng chính: khuẩn lạc có dung quang sắc cầu vồng và khuẩn lạc có dung quang màu xanh. Dung quang của khuẩn lạc liên quan đến vỏ nhầy của vi khuẩn, vi khuẩn có khuẩn lạc dung quang sắc cầu vồng đứng riêng lẻ hoặc từng đôi có vỏ nhầy và rất độc, th−ờng gây bệnh thể cấp tính, khuẩn lạc có dung quang màu xanh kém độc lực hơn dạng S, th−ờng gặp ở những gia súc bị bệnh theo tính chất vùng dịch địa ph−ơng (Rimler và Rohoades (1987) [86]) ,
Rimler (1992b) [88]). Theo Hedleston và cs (1996) [63] xác định những khuẩn lạc của vi khuẩn mới phân lập có dung quang không đồng đều và có xu h−ớng dính vào nhau. Dung quang của khuẩn lạc cũng thay đổi khi cấy chuyển nhiều lần qua môi tr−ờng dinh d−ỡng hoặc tiêm truyền qua động vật thí nghiệm khuẩn lạc có thể chuyển từ dạng S sang dạng M hoặc dạng R và ng−ợc lại. Rosenbush và Merchant (1939) [84] cho rằng khi cấy vi khuẩn
P.multocida trên thạch máu hay tiêm truyền qua động vật thí nghiệm, khuẩn lạc của vi khuẩn đ−ợc tăng c−ờng độ dung quang. Tác giả giải thích rằng hiện t−ợng dung quang của khuẩn lạc vi khuẩn có liên quan đến tính chất của một số hợp chất có khả năng hấp thụ những tia ánh sáng nhất định có trong vi khuẩn. Vi khuẩn nuôi cấy lâu ngày hoặc cấy chuyển nhiều lần thì khuẩn lạc
có sự thay đổi. Rimler và Rohoades (1989) [87] nhận xét rằng khi nuôi cấy lâu ngày
thì kích th−ớc khuẩn lạc sẽ lớn hơn, nhớt và dính chặt vào khuẩn lạc gọi là khuẩn lạc già và khi cấy chuyển nhiều lần giáp mô bị mất, kích th−ớc của vi
khuẩn sẽ nhỏ lại không màu và trong suốt.
Theo Namioka và Mutara (1961) [74] môi tr−ờng nuôi cấy tốt nhất cho vi khuẩn P. multocida là môi tr−ờng YPC (Yeast extract Pepton,L.cystine) có thêm Sucrose và Sodium sunfate. Đây cũng là môi tr−ờng giúp tái tạo mô của vi khuẩn. Prince (1969) [82] cũng cho rằng tính chất kháng nguyên của vi khuẩn tăng lên rõ ràng khi đ−ợc nuôi cấy ở môi tr−ờng YPC này có bổ xung thêm máu. Nh−ng Jordan (1952) [65] l−u ý rằng máu có thể đ−ợc thay thế bằng Hematin, sodium sunfat. Để làm tăng số l−ợng khuẩn lạc trên môi tr−ờng rắn có thể cho thêm Pantothenate, Thiamin và L.cystine. Moriss (1958) [71] đã đ−a ra một môi tr−ờng chọn lọc để nuôi cấy và phân lập vi khuẩn từ các mẫu tạp khuẩn và cho thêm kháng sinh Neomycine có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của Pasteurella pseudotubecculosis để vi khuẩn P.multocida phát triển. Theo Namioka và Murata (1961) [74] môi tr−ờng để phân lập, nuôi giữ và thu hoạch kháng nguyên, môi tr−ờng giữ giống t−ơi và đông khô dùng cho vi khuẩn P. multocida nh− sau: Môi tr−ờng phân lập, môi tr−ờng thạch có thêm 5%-10% huyết thanh thỏ hoặc ngựa.
Môi tr−ờng nuôi cấy và thu hoạch kháng nguyên: môi tr−ờng YPC thạch, môi tr−ờng này giúp phục hồi những khuẩn lạc thoái hoá và thu đ−ợc những kháng nguyên có chất l−ợng dùng trong các phản ứng sinh hoá và định type vi khuẩn. Khi giữ giống t−ơi có thể dùng môi tr−ờng này đậy nút kín ở 40C giữ đ−ợc 2-3 tuần.
Để đông khô giữ giống: dùng môi tr−ờng YPC không cho thạch mà cho thêm 1,0 gam sucrose 1,0 gam sodium glutamic, vi khuẩn ở dạng đông khô có thể giữ đ−ợc10 năm trong điều kiện 40C.
Trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn ở môi tr−ờng lỏng, ng−ời ta có thể dùng ph−ơng pháp sục khí, để tăng c−ờng sự phát triển của vi khuẩn
P.multocida. Khi so sánh 2 ph−ơng pháp nuôi: sục khí và cấy tĩnh thấy số l−ợng vi khuẩn tăng lên gấp 20 lần ở cùng loại môi tr−ờng, ng−ời ta áp dụng
ph−ơng pháp nuôi cấy này để tăng số l−ợng vi khuẩn trong 1ml canh trùng và để rút ngắn thời gian nuôi cấy trong sản xuất vaccin phòng bệnh.