Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Báo cáo KH :"PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP" (Trang 29 - 32)

1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM

1.1.2 Nguồn nhân lực

Nhân lực quản lý

Năng lực quản lý doanh nghiệp được thể hiện tập trung ở năng lực của người đứng đầu doanh nghiệp, đó là khả năng quản lý, điều hành, ra quyết định...

http://svnckh.com.vn 30

Hiện nay, những người chủ các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đa phần là chủ các doanh nghiệp tư nhân, cá thể, hoặc thuyên chuyển từ khu vực kinh tế Nhà nước, phần ít là những người trẻ, năng động. Với cơ cấu thành phần như vậy, các giám đốc doanh nghiệp bán lẻ hoặc là kinh nghiệm thương trường còn non nớt, hoặc là hiểu biết dựa vào kinh nghiệm sản xuất là chính. Trình độ quản lý chuyên môn thực sự, được đào tạo đúng ngành nghề chưa nhiều. Số chủ doanh nghiệp có trình độ trên đại học còn rất ít. Theo ông Trần Mạnh Cảnh - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Hapro Mart): khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang gặp phải là thiếu các vị trí quản lý cấp cao như: Giám đốc siêu thị, trưởng phó phòng... Có như vậy là bởi công nghiệp bán lẻ hiện đại mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam vài năm nay nên nhân viên có trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều, trong khi thị trường bán lẻ đang tăng trưởng nóng.

Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bán lẻ tư nhân quy mô nhỏ phải có một ông chủ có năng lực quản lý theo đúng nghĩa, tức là không chỉ có bằng cấp đào tạo, chứng chỉ chuyên môn, họ còn thực sự phải có những hoạch định chiến lược dựa vào hiểu biết thị trường, có năng lực kinh doanh đưa doanh nghiệp phát triển. Nhân lực lao động

Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, tỷ lệ lao động trẻ cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay nhanh trí... Tuy nhiên, thực tế thì đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thừa mà thiếu, thừa lao động tay chấn, thiếu người thông thạo kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng am hiểu thị trường, ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, tác phong kỷ luật công nghiệp còn kém, khả năng chịu áp lực công việc thấp là hiện tượng phổ biến

http://svnckh.com.vn 31

trong các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Vì thế, so sánh với các nước trong khu vực thì nguồn lao động ở Việt Nam không hẳn là một lợi thế giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt. Mặt khác, nguồn nhân lực bán hàng trong kênh phân phối hiện đại có yêu cầu khá cao. Họ không những phải có kiến thức về kinh tế mà còn phải hiểu biết về chuyên ngành để thực hiện tốt các dịch vụ đi kèm như hậu mãi, chăm sóc khách hàng... Có yêu cầu như vậy là bởi họ là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, tạo nên khách hàng quen thuộc, đối tượng góp tới 60% doanh thu của doanh nghiệp bán lẻ. Chính những yêu cầu về chuyên môn như trên đã khiến việc tuyển dụng nhân viên bán hàng trở nên khó hơn.

Hiện nay, nhân lực phục vụ trong hệ thống bán lẻ Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp trong thị trường bán lẻ hiện đại, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao hiện mới chỉ có từ 4-5% được đào tạo bài bản. Chính vì thế, quản lý siêu thị và cửa hàng đang là một nghề có nhu cầu lớn tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chỉ dừng ở mô hình vừa và nhỏ, vốn và kinh nghiệm còn hạn chế nên chưa chú trọng tới việc đào tạo nhân lực. Công tác dự báo doanh thu chưa tốt cũng dẫn đến việc không dự báo được nhu cầu về nhân lực. Hiện nay, hệ thống siêu thị mới chiếm từ 12-15% thị phần bán lẻ, dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên 35-40%. Như vậy, ngành bán lẻ Việt Nam sẽ cần một số lượng đông đảo nhân lực, từ giám đốc, trưởng phó phòng đến nhân viên bán hàng, thu ngân... [35]

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ quy mô lớn đang chủ động nâng cao nguồn nhân lực. Điển hình là Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro: Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống siêu thị Hapro Mart, trong năm 2008, Hapro dành ra khoản kinh phí hơn 1 tỷ đồng để đào tạo nhân viên, thông qua việc cử đi học hoặc tự tổ chức các lớp tập huấn tại doanh nghiệp cho hơn

http://svnckh.com.vn 32

3.000 lượt giám đốc siêu thị, trưởng phó phòng nghiệp vụ, nhân viên kế toán, marketing, bán hàng... Đồng thời, thuê các chuyên gia nước ngoài để nâng cao kiến thức quản lý marketing và chuỗi bán hàng cho nhân viên. Bên cạnh đó là kế hoạch phát triển đội ngũ bán hàng từ 2.000 lên 5.000 nhân viên trong thời gian tới để phát triển chuỗi cửa hàng của Trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH :"PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP" (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)