1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM
1.1.1 Cơ sở hạ tầng
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của ngành bán lẻ là mặt bằng. Địa điểm hợp lý là tiêu chí đầu tiên để đem lại sức mạnh cho thương hiệu bán lẻ. Sau
http://svnckh.com.vn 28
đó mới đến các yếu tố về sản phẩm, giá cả... Không còn là những thương hiệu mới, các tên tuổi như: Pico Plaza, HC, Best Carings, Nguyễn Kim… giờ đây đã được hầu hết người tiêu dùng biết đến không chỉ bởi các doanh nghiệp này chuyên phân phối những mặt hàng điện máy thiết yếu đối với mỗi gia đình, mà còn vì các thương hiệu này hầu hết đều có trung tâm bán hàng lớn, chuyên nghiệp tại những vị trí đắc địa của các thành phố lớn.
Xác định được việc đi mua sắm không đơn thuần là tìm hàng tốt, giá hợp lý mà còn là quãng thời gian đi tìm hiểu, so sánh giá, tham quan, thư giãn của rất nhiều người tiêu dùng. Nên ngoài vốn, chiến lược kinh doanh, quản trị hiệu quả…, việc chọn cho mình được một mặt bằng kinh doanh rộng rãi, ở khu tập trung đông dân cư đã và đang được nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhắm tới. Chiến lược này đang được hầu hết các doanh nghiệp thực thi một cách “ráo riết”. Điển hình là Topcare vừa mới mở thêm 1 trung tâm mới tại khu vực Cầu Giấy với khoảng 3000m2; Việt Long đã chuyển vị trí kinh doanh từ đường Nguyễn Trãi sang vị trí đắc địa hơn tại trung tâm quận mới Hà Đông với diện tích hơn 1000m2; còn Pico Plaza - doanh nghiệp đang được đánh giá là có quy mô và hiệu quả kinh doanh hàng đầu Việt Nam – thì đang cho mở rộng thêm chuỗi siêu thị bán lẻ điện máy Pico Electronics với diện tích lên đến: 30.000m2
vào đầu năm 2010. [34]
Hiện nay, 12 trung tâm mua sắm chất lượng cao, với tổng diện tích gần 160.000 m2 được đánh giá là còn quá khiêm tốn so với nhu cầu mua sắm của người dân Hà Nội mở rộng với hơn 6 triệu người. Do đó, việc mở rộng mặt bằng thị trường bán lẻ hiện được xem là câu chuyện thu hút sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa quy mô nhỏ hơn thì mở rộng mặt bằng đang là một thách thức lớn, bởi giá thuê quá cao. Sở dĩ như vậy là vì hầu hết các mặt bằng hiện hữu không đạt tiêu chuẩn
http://svnckh.com.vn 29
quốc tế và đảm bảo chỗ đứng cho mình. Do thiếu mặt bằng nên giá thuê trung bình tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã tăng nhanh chóng, từ năm 2002, đạt 40 USD/m2/tháng vào năm 2007 và lên tới 65 USD/m2/tháng vào năm 2009. Vị trí đẹp giá trung bình là 85 USD/m2/tháng và mức giá thuê cao nhất tại những khu vực này lên tới 250 USD/m2/tháng. Bên cạnh đó là tốc độ quy hoạch đô thị và quy hoạch thương mại tại các thành phố vẫn còn rất chậm.
Việc mở rộng là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, bởi nó mở ra một cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp trong chính thời điểm kinh tế có nhiều khó khăn. Nhưng để thành công, các doanh nghiệp cần cân nhắc để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với thị trường mình lựa chọn. Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Thương mại cho biết, một quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2025 đang được bộ Công thương xây dựng, trong đó sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng xấp xỉ 20%/năm cho cả giai đoạn này, đồng thời phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ, cải thiện điều kiện kinh doanh… Công ty Tư vấn và Quản lý bất động sản CB Richard Ellis Việt Nam cũng nhận định, năm 2010, bộ mặt của ngành bán lẻ Việt Nam sẽ có những thay đổi khi những trung tâm thương mại, dự án bất động sản có quy mô lớn dự kiến sẽ đưa vào hoạt động. Chúng sẽ là nguồn cung mặt bằng bán lẻ tăng lên 50% trong 2010. Hy vọng rằng với những sự đầu tư này, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sớm lựa chọn được mặt bằng và thị trường phù hợp để phát triển khả năng kinh doanh của mình.