Nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Báo cáo KH :"PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP" (Trang 32 - 33)

1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM

1.1.3Nguồn tài chính

Tài chính luôn là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ vốn tự có. Đây là chỉ tiêu đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Thực tế thì quy mô vốn của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn rất nhỏ. Đây thực sự là một điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp nhỏ dẫn tới năng lực phát triển thị trường và kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Theo khảo sát của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đều gặp khó khăn về nguồn tài chính, tín dụng. Với nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé, để hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải huy động vốn từ bên ngoài. Các kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp là các ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ phát triển và các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, một số còn vay từ người thân, bạn bè. Tuy nhiên nguồn vốn vay này thường nhỏ lẻ, không nhiều. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, để có đủ khả năng chống đỡ, tiếp tục kinh doanh, cạnh tranh và phát triển, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải huy động nguồn vốn bên ngoài lớn, nhất là dựa vào các ngân hàng và kênh tín dụng từ chính phủ.

Bước vào hội nhập, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải đương đầu với những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẵn có lợi thế về vốn và dễ dàng huy động vốn. Nguồn lực tài chính yếu kém chính là một thách thức rất lớn, làm

http://svnckh.com.vn 33

giảm khả năng phát triển cũng như năng lực kinh doanh của những doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH :"PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP" (Trang 32 - 33)