Nâng cao tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu Báo cáo KH :"PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP" (Trang 50 - 52)

1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA TRONG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP

1.1.1Nâng cao tiềm lực tài chính

Có thể nói, tiềm lực tài chính là một thước đo quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực phân phối bán lẻ mà tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mô là khá rõ ràng thì tiềm lực tài chính đóng một vai trò quyết định trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn tại sao cần nâng cao khả năng tài chính cho các doanh nghiệp nội địa, hãy phân tích những lợi thế khi một đại gia bán lẻ của thế giới vào Việt Nam có được trước những đối thủ yếu hơn hẳn về mặt tài chính.

Năng lực tài chính lớn cho phép doanh nghiệp giảm giá mua hàng. Thật vậy, khi một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, thông thường thì nó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bản lẻ đó có hệ thống phân phối lớn tương ứng. Khi kí hợp đồng mua hàng với các nhà sản xuất, họ sẽ kí hợp đồng cùng lúc cho tất cả sơ sở phân phối của mình, chứ không mua hàng theo từng cơ sở đơn lẻ. Việc làm này giúp làm tăng giá trị đơn hàng, nhờ đó doanh nghiệp bán lẻ cũng dễ dàng đàm phán với đối tác sản xuất hơn trong việc tăng chiết khấu bán hàng, hay giảm các khoản chi phí khác mà nhà nhà bán lẻ phải trả cho nhà sản xuất. Như

http://svnckh.com.vn 51

vậy, giá mua hàng sẽ giảm, giá hàng bán ra cũng sẽ giảm, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Không chỉ vậy, việc mua hàng với số lượng lớn còn cho phép doanh nghiệp bán lẻ đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao chất lượng hàng bán so với các doanh nghiệp khác, đây là điều mà các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới như Walmart, Carrefour Group.. vẫn thường được hưởng lợi nhờ quy tiềm lực tài chính và mô to lớn của họ.

Nguồn vốn dồi dào cũng cho phép nhà bán lẻ hạ giá thành sản phẩm bán trên thị trường. Với các nhà bán lẻ có quy mô lớn, họ có thể làm tăng doanh thu và lợi nhuận bằng cách hạ giá bán. Bằng việc làm này, nhà bán lẻ đã chấp nhận hạ thấp tỉ suất lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, theo quy luật cung cầu, số lượng người mua sắm trong các cơ sở của doanh nghiệp lại tăng lên nhiều. Như vậy, doanh số bán ra lại tăng lên đáng kể khiến cho lợi nhuận thu về cũng nhiều hơn so với khi chưa giảm giá. Đặc biệt ở một nước mà mức sống người dân chỉ ở mức trung bình thấp như Việt Nam, việc giảm giá bán hàng thường đem lại hiệu quả rất tích cực trong việc thu hút khách hàng và giành thị phần, do đó càng đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình cho ích lợi của việc giảm giá bán trên thế giới là Walmart, ngay cả khi họ kinh doanh trên những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, các mặt hàng giảm giá của Walmart vẫn được rất nhiều người ủng hộ. Chính việc bán hàng với giá thấp đó đã dần giúp cho Walmart trở thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. Còn ở Việt Nam, tập đoàn Metro Cash & Carry là nhà bán lẻ rất thành công khi họ cho phép người tiêu dùng được mua lẻ với giá sỉ, hoạt động này đem lại cho Metro hơn 500 triệu USD lợi nhuận mỗi năm, đạt tăng trường 45% một năm. Đó là hai minh chứng rõ ràng cho lợi thế của những doanh nghiệp bán lẻ có tiềm lực tài chính lớn. Tất nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ cũng có thể áp dụng chiến lược giảm giá bán này, tuy nhiên nguồn vốn eo hẹp không cho phép họ hạ

http://svnckh.com.vn 52

tỉ suất lợi nhuận xuống quá thấp, cùng với đó là quy mô nhỏ lẻ khiến cho hiệu quả gia tăng khách hàng từ việc giảm giá bán là không cao khi đem so sánh với các doanh nghiệp mạnh hơn.

Sức mạnh nguồn vốn cũng đem lại lợi thế cho các nhà bán lẻ trong cuộc chiến giành giật mặt bằng. Như đã biết, Việt Nam là một trong những nước thiếu thốn mặt bằng bán lẻ nhất thế giới, giá cả thuê mặt bằng bán lẻ ở Việt Nam cũng thuộc hàng cao nhất thế giới. Để có được một khu đất ở vị trí đẹp, các doanh nghiệp có thể phải trả từ 85USD/m2

tới 250USD/m2 cho 1 tháng. Sẽ không quá đáng khi nói rằng, cuộc chiến mặt bằng bán lẻ ở Việt Nam chỉ là chỗ dành cho các đại gia. Nói như vậy, không có nghĩa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể tìm được mặt bằng để mở rộng kinh doanh, mà là họ sẽ phải bằng lòng với những cửa hàng nhỏ, hoặc có vị trí không thuận lợi. Nhưng chỉ thế thôi cũng là đủ để các "ông lớn" bỏ xa họ và giành hết thị phần, bởi vị trí địa lý thuận lợi là một yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới sự thành công của một siêu thị, hay cửa hàng phân phối. Vậy mới thấy được sự nguy hiểm khi các đại gia bán lẻ thế giới đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam khi mà phần lớn các doanh nghiệp phân phối nước ta đều có quy mô tài chính ở mức vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH :"PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP" (Trang 50 - 52)