Về thị trƣờng của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo KH :"PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP" (Trang 37 - 41)

1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM

1.2 Về thị trƣờng của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Để phát triển thị phần của doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp không những phải chú trọng đến thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, vì doanh nghiệp phân phối là mắt xích trung gian quan trọng nhất, nên mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng luôn được đánh giá cao.

Khả năng chiếm lĩnh thị trường và xúc tiến thương mại

Đối với bất kỳ quốc gia nào, thị trường nội địa cũng góp phần quan trọng vào sự bền vững của tăng trưởng kinh tế. Khi trên thị trường thế giới, yếu tố cạnh tranh gay gắt làm các doanh nghiệp khó khăn thì thị trường nội địa chính là

http://svnckh.com.vn 38

cái phao cho sự phát triển. Thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng lớn, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nhu cầu người tiêu dùng luôn tăng cao, vì vậy tất cả các doanh nghiệp nội địa cần tận dụng ưu thế này. Các nhà bán lẻ Việt Nam có lợi thế lớn so với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là ở sự am hiểu nhu cầu người tiêu dùng. Họ chính là những người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Vì thế, các doanh nghiệp bán lẻ Việ Nam cần coi trọng phát triển hệ thống phân phối trong nước, coi đó là cơ sở để hình thành kênh lưu thông ổn định. Hiện nay, các doanh nghiệp nội địa hầu hết đã xác định được vấn đề này. Tuy nhiên, điều còn thiếu đó là việc quảng bá thương hiệu và kiểm tra thị trường. Việc đầu tư vào xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp chưa nhiều, thể hiện ở chi phí cho tiếp thị quảng cáo và nghiên cứu phát triển còn thấp. Nhiều phân khúc bán lẻ tại thị trường Việt Nam còn bị bỏ ngỏ hoặc vẫn chưa phát triển kịp thời đã vô tình khiến người tiêu dùng trong nước sang mua sắm ở các nước khác trong khu vực. Cụ thể là nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ tập trung vào những thành phố lớn mà bỏ qua thị trường nông thôn. Mặc dù đây là một “khoảng trống” rất thuận lợi để các doanh nghiệp khai thác. Như vậy, các doanh nghiệp chưa tận dụng triệt để môi trường trong nước, điều này dễ dàng dẫn đến những cản trở, nhất là khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang dần „đổ bộ” vào thị trường trong nước.

Trong thương mại, việc bành trướng thế lực kinh tế của một quốc gia, hay một tập đoàn doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài một phần để tìm kiếm nguồn lợi nhuận lớn hơn, một phần khẳng định tiềm lực hùng mạnh trên thị trường. Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với sự mở rộng quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ vươn xa hơn, mở rộng tầm ảnh hướng của mình. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp bán lẻ quy mô lớn đã tập trung mở rộng thị phần của mình ra nước ngoài bằng việc

http://svnckh.com.vn 39

mở thêm một số điểm bán lẻ. Điển hình là Tổng công ty Thương mại thành phố Hồ Chí Minh Satra đang gấp rút chuẩn bị mở hai cơ sở bán lẻ tại Liên bang Nga. Một số nhà bán lẻ khác đã bắt đầu lên chiến lược mở rộng thị trường của mình tại một số quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, khối ASEAN... Như vậy, thị trường của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong tương lai sẽ được mở rộng đa dạng, tuy nhiên, việc chiếm lĩnh thị trường của các nhà bán lẻ nội địa vẫn chủ yếu là trong nước.

Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp phân phối bán lẻ và các doanh nghiệp sản xuất

Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp phân phối bán lẻ và các nhà sản xuất hiện nay tập trung vào vấn đề chuyển hàng vào các hệ thống bán lẻ. Việc chuyển sản phẩm từ các doanh nghiệp sản xuất vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại... đang gặp nhiều khó khăn, khúc mắc.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất, thường họ phải trả chi phí khoảng 50 triệu đồng cam kết làm ăn với siêu thị, đồng thời phải trả mức chiết khấu khoảng 30% giá thành sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vấn đề quay vòng vốn để sản xuất là rất quan trọng. Nhưng khi đưa hàng vào siêu thị bán thì thường sau 2-3 tháng mới hoàn vốn. Nhiều doanh nghiệp biết với mức chiết khấu ấy thì sẽ khó có thể có lãi nhưng họ vẫn chấp nhận vì đây có thể coi là chiến lược phát triển lâu dài. Ông Lê Thanh Lâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Điện máy Thăng Long cho biết: “Nếu bán hàng ở những kênh khác, chúng tôi có thể thu lời nhiều hơn, nhưng muốn tạo dựng thương hiệu và phát triển lâu dài, ổn định thì buộc phải đưa hàng vào hệ thống siêu thị”. Về phía các doanh nghiệp phân phối bán lẻ, ông Nguyễn Ngọc Hòa, phó Tổng giám đốc hệ thống Co-op mart khẳng định, các siêu thị đề ra mức chiết khấu cao như vậy là do phải gánh quá nhiều chi phí mặt bằng, máy lạnh, nhân viên để tạo nên cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng

http://svnckh.com.vn 40

thời phải tính đến biện pháp giảm giá, khuyến mãi sao cho mức giá bằng hoặc thấp hơn chợ để tăng tính cạnh tranh. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bị từ chối hoặc phải mất thời gian chờ câu trả lời từ phía siêu thị, lỗi một phần cũng chính là do các doanh nghiệp vì khi gửi đơn chào hàng chỉ đơn thuần là một bản fax giới thiệu sản phẩm, hãng sản xuất và giá cả. Trong khi đó, cái mà siêu thị quan tâm là một kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh, chi tiết bao gồm: các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng, chiến lược cũng như thị phần của mình để siêu thị có thể an tâm hơn khi nhận hàng. Mà thực tế, nhiều mặt hàng rất hay bị các lỗi về kỹ thuật như: mã vạch với chất lượng in xấu, bao bì lẫn lộn ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng, trọng lượng không chính xác.

Tóm lại, doanh nghiệp sản xuất và nhà bán lẻ đều mong muốn hàng Việt Nam phát triển mạnh và được bán rộng rãi đến người tiêu dùng, nhưng điều này phải dựa trên những phương thức kinh doanh chuyên nghiệp và hiện đại. Vì thế, những nhà sản xuất cần phải chứng tỏ vị thế và thương hiệu của mình; đồng thời các nhà bán lẻ luôn phải giữ thái độ khách quan, chuyên nghiệp trong giao dịch, phải kết hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất những khi có khó khăn, bất cập. Như vậy, cùng chung thị trường nhưng cả hai loại hình doanh nghiệp đều thu được lợi nhuận và phát triển.

Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp phân phối bán lẻ và người tiêu dùng

Đối với nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế thì đây là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho sự thông suốt trong chu kỳ kinh doanh phân phối của một doanh nghiệp bán lẻ. Qua đó, những phản ứng cung cầu, phản ứng của người tiêu dùng được phản ánh tới chiến lược phục vụ... Trên giác độ này, một số chỉ tiêu đánh giá có thể kể đến như mức độ tham gia các hội chợ hay triển lãm phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị

http://svnckh.com.vn 41

trường và khách hàng mới cũng như thăm dò phản ứng của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH :"PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP" (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)