1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA TRONG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP
1.2 Chủ động xây dựng, đào tạo hệ thống nhân lực hiện đạ
Trong các ngành nghề dịch vụ nói chung, và dịch vụ bán lẻ nói riêng, nguồn nhân lực luôn là yếu tố vô cùng quan trọng. Dù có hiện đại hóa, tự động hóa cơ sở hạ tầng đến đâu, thì nguồn lực con người vẫn luôn giữ vai trò chiến lược trong các hoạt động của nhà bán lẻ.
Đơn cử như ở vị trí bán hàng và thanh toán, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiến hành thanh toán hàng hóa tự động thông qua các máy tính tiền hay qua thẻ ngân hàng, hàng hóa bày bán thì có thể để cho người tiêu dùng tự lựa chọn, có nghĩa là nhà bán lẻ có thể giảm thiểu được việc thuê nhân viên. Tuy nhiên, việc có mặt một nhân viên bán hàng với sự am hiểu về sản phẩm, có thể đưa ra những lời khuyên, tư vấn cho khách hàng, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với khách hàng sẽ tạo ra sự hài lòng hơn hẳn khi người tiêu dùng tự mình lựa chọn sản phẩm. Tương tự như vậy, việc có mặt một nhân viên thanh toán hướng dẫn khách hàng cách thức thanh toán sao cho tiện lợi và nhanh chóng nhất với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại chắc chắn sẽ làm người tiêu dùng hài lòng hơn nhiều so với khi họ phải tự mình tìm cách thanh toán hàng hóa. Ông Nguyễn Thái Dũng - Phó tổng giám đốc siêu thị Big C Thăng Long cho biết: "Nhân viên bán hàng trong siêu thị hiện đại có yêu cầu khá cao. Họ không chỉ là người hướng dẫn, trả lời thắc mắc của khách hàng mà còn phải biết đôi chút nghiệp vụ kế toán để tính toán tiền hàng nhập vào, xuất ra trong ca làm việc. Ngoài ra, còn phải thuộc đặc điểm, ưu điểm của khoảng 1000 mặt hàng, để khi khách hàng có thắc mắc phải trả lời rành rọt. Là nghề dịch vụ luôn phải tiếp xúc với khách hàng nên dù có mệt đến đâucũng phải tươi cười với khách, kể cả khigặp phải những
http://svnckh.com.vn 55
người khách khó tính. Có yêu cầu như vậy là bởi họ là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, tạo nên khách hàng quen thuộc, đối tượng góp tới 60% doanh thu của siêu thị". Như vậy có nghĩa là việc bỏ ra một lượng chi phí thuê nhân viên có chất lượng sẽ đem lại nguồn doanh thu rất lớn so với việc chỉ dùng máy móc hiện đại.
Ở các cấp độ cao hơn của nhân viên, nguồn lực con người lại càng trở nên quan trọng. Việc quản lý nhân viên làm việc ra sao, thành tích thế nào có thể được quản lý qua hệ thống thẻ nhân viên và máy tính, nhưng việc sắp xếp nhân viên vào các vị trí như thế nào cho hợp lý và hiệu quả lại phải do nhà quản lý tiến hành. Ở cấp độ là các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh, những người tiến hành đàm phán ký kết với các đối tác sản xuất... thì sự hiện diện của công nghệ không còn quá quan trọng nữa. Trong khi đó, các quyết định của nhà điều hành doanh nghiệp lại ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là càng ở những vị trí quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới hoạt động của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực lại càng trở nên quan trọng hơn.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở chương trước, nguồn nhân lực cho thị trường bán lẻ Việt Nam lại vô cùng thiếu và yếu. Sự gia tăng của các kênh bán lẻ hiện đại đòi hỏi trình độ chuyên môn của nhân viên ngày càng cao, dù ở vị trí nào đi nữa. Điều đó lại càng làm cho nguồn cung nhân lực trở nên hạn hẹp hơn. Trong khi đó, lại chưa có nhiều nơi tiến hành đào tạo nhân viên cho dịch vụ bán lẻ, đặc biệt nhân viên bán hàng thì hầu như không được qua đào tạo khi được tuyển dụng, các vị trí quản lý thì cũng thiếu và năng lực không cao.... Trước tình hình đó, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam phải tự mình tiến hành đào tạo hệ thống nhân viên chuyên nghiệp và có năng lực. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nội đia, khi mà việc triển khai các ứng dụng công nghệ hiện đại còn quá yếu như hiện nay, nguồn nhân lực lại càng đóng vai trò
http://svnckh.com.vn 56
quan trọng hơn nữa. Bởi vậy, các nhà bán lẻ nội địa phải tích cực chủ động hơn nhiều trong khâu tuyển dụng và đào tạo nhân viên, để có thể giảm được phần nào khoảng cách so với các nhà phân phối nước ngoài do sự thua kém về công nghệ đem lại.