Tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm xã hội của trường đại học

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước (QLNN) theo hướng đảm bảo sự tự chủ (TC), tự chịu trách nhiệm (TCTN) của các trường đại học (tđh) ở việt nam (Trang 33 - 34)

2. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC

1.1.3. Tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm xã hội của trường đại học

Vai trò to lớn của trường đại học buộc nó gánh vác trách nhiệm. Trong quản lý công, khái niệm trách nhiệm hàm ý trách nhiệm giải trình, tính chịu trách nhiệm hay sự phù hợp giữa quyền và trách nhiệm và được dùng thay thế nhau. Khái niệm tự chịu trách nhiệm được hiểu theo cách tự mình (một trường đại học tự chủ) phải chịu trách với những điều mình làm thì chưa bao quát được trách nhiệm cần có của một trường đại học. Trách nhiệm cần có phải bao gồm cả trách nhiệm bị động và chủ động, trách nhiệm pháp lý và đạo đức, trách nhiệm với nhiều bên liên quan mà nhà nước là một trong số đó, đối với sự cung cấp dịch vụ GDĐH. Do đó, trách nhiệm đầy đủ hơn của trường đại học cần được bao quát như là trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải thích hay giải trình (accountability) cho các nhóm lợi ích có liên quan (stakeholders). Theo Ngô Doãn Đãi (2004), tuyệt nhiên, đây không phải là “tự làm tự chịu” [6, tr.21, 22].

Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ báo cáo mang tính đạo đức và quản lý về những hoạt động và kết quả thu được, giải thích kết quả thực hiện, và thừa nhận trách nhiệm đối với cả những kết quả không mong đợi của trường đại học cho các bên liên quan. The Task Force on HE & Society (2000) cũng cho rằng đó là sự ràng buộc về việc giải thích định kỳ kết quả đạt được của nhà trường một cách minh bạch, kể cả những thành công lẫn thất bại [108, tr.61].

Trách nhiệm giải trình là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với một tổ chức đại học tự chủ. Khi nói tới trách nhiệm giải trình thì có hai vấn đề đặt ra. Đó là i) trách nhiệm với ai và ii) trách nhiệm về nội dung gì. Trước hết, một trường đại học liên quan trực tiếp hay gián tiếp với nhiều bên: xã hội nói chung, các thành viên đại diện trong hội đồng trường; Chính phủ, chính quyền các cấp, đại diện cho lợi ích toàn xã hội, cấp kinh phí cho trường; những khách hàng, các nhà sử dụng lao động, sinh viên và gia đình, những người muốn có kiến thức, kỹ năng làm việc tốt và bằng cấp;

trọng; và kiến thức, kỹ năng và thái độ của ngành học. Đây là những đối tượng mà các nhà quản lý ở trường đại học phải giải trình. Mức độ giải trình không mang tính khuôn mẫu nhưng cần lưu ý là sự đòi hỏi quá mức (không hợp lý) sẽ hạn chế sự tự chủ, trở thành “gánh nặng” và có nguy cơ làm các trường xa rời trách nhiệm xã hội của mình nhiều hơn.

Kế đến, trách nhiệm xã hội thể hiện ít nhất qua một số nội dung dưới đây: - Sự công bằng trong tiếp cận GDĐH,

- Chất lượng đào tạo và nghiên cứu,

- Sự tương xứng giữa trình độ đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động, - Sự đóng góp cho phát triển kinh tế cũng như phổ biến các giá trị,

- Sự sử dụng hiệu quả nguồn lực công và

- Sự ổn định (khả năng tài chính để duy trì tiêu chuẩn cao), theo Salmi 2009 [103, tr.6].

Chức năng công cộng và khả năng mang lại lợi ích công to lớn buộc trường đại học phải chịu trách nhiệm xã hội và trách nhiệm này phải bảo đảm được thực thi. Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc đưa trách nhiệm xã hội vào cuộc sống thông qua các công cụ thích hợp. Kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH Việt Nam qua Bảng 1.2, Mục 2, cho thấy quan niệm về tự chịu trách nhiệm gắn với yêu cầu giải trình kết quả hoạt động của một trường được sự đồng thuận rất cao với 94% ý kiến (M=3,27; S.D.=0,58).

Nói chung, tự chịu trách nhiệm hay trách nhiệm xã hội của trường đại học cần được hiểu là trách nhiệm báo cáo hay giải thích kết quả hoạt động một cách ngay thẳng và trung thực cho các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ GDĐH và sử dụng nguồn lực.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước (QLNN) theo hướng đảm bảo sự tự chủ (TC), tự chịu trách nhiệm (TCTN) của các trường đại học (tđh) ở việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w