Điều kiện và sự cân bằng tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước (QLNN) theo hướng đảm bảo sự tự chủ (TC), tự chịu trách nhiệm (TCTN) của các trường đại học (tđh) ở việt nam (Trang 34 - 37)

2. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC

1.1.4. Điều kiện và sự cân bằng tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Sự tự chủ và tự chi ̣u trách nhiê ̣m của một trường đại học đòi hỏi tối thiểu ba điều kiện: i) môi trường định hướng tự chủ; ii) sự cân bằng giữa quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội; và iii) năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm của một trường. Mỗi điều kiện có thể ảnh hưởng một cách độc lập hoặc trong sự kết hợp với điều kiện

khác. Trước hết, môi trường định hướng tự chủ được xem là điều kiện bao quát nhất, đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội đi vào cuộc sống. Nó bao gồm môi trường chính trị, pháp lý và cạnh tranh. Môi trường chính trị và pháp lý là hệ thống quan điểm, chính sách và pháp luật tạo ra được sự thuận tiện cho sự hoạt động chủ động và có trách nhiệm của trường đại học. Nó chính là cam kết chính trị đảm bảo sự phi tập trung một cách thích hợp, sự nhất quán trong chính sách tăng quyền tự chủ, và nhất là khuôn khổ pháp luật đảm bảo địa vị pháp lý độc lập của trường đại học. Môi trường cạnh tranh với các yếu tố, quy luật thị trường hay cơ chế quản lý phù hợp, thúc ép việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ GDĐH tốt hơn cũng là điều kiện đảm bảo sự chủ động và trách nhiệm xã hội mang ý nghĩa thực tế hơn. Nguyên tắc cạnh tranh buộc các trường phải chủ động về mọi mặt trong đào tạo và nghiên cứu, phải thể hiện sự sử dụng hiệu quả nguồn lực và bám sát được nhu cầu xã hội.

Thứ hai, điều kiện về sự cân bằng giữa quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội

không chỉ cho thấy sự song hành của hai mặt này, như “hai bánh của một cổ xe”, mà còn đòi hỏi sự tương hợp giữa chúng. Sự tương hợp thể hiện ở nguyên tắc quyền tự chủ càng cao thì trách nhiệm xã hội phải càng lớn và được bảo đảm bằng các hình thức cụ thể, nhất là các hình thức mang tính pháp lý. Kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH Việt Nam qua Bảng 1.2, Mục 3, cho thấy sự nhất trí cao với hơn 97% ý kiến (M=3,41; S.D.=0,55) cho rằng cần có ràng buộc pháp lý đối với trách nhiệm xã hội. Sự cân bằng được nhận thức như là “sự tác hợp” hơn là “sự đánh đổi” như thường thấy. Các tác giả Học viện Hành chính Quốc gia (2004) đã lưu ý rằng quyền hạn giúp phát huy trách nhiệm trong khi sự không có trách nhiệm sẽ dẫn đến lạm quyền [42, tr.105, 106]. Nhà nước giữ vai trò quan trọng đối với việc “cân bằng” tốt nhất, chứ không tuyê ̣t đối, nhu cầu tự chủ và yêu cầu về trách nhiệm xã hội. Điều này có nghĩa là trường đại học được “nới rộng” không gian tự chủ nhưng đồng thời phải chịu sự giám sát nhà nước phức tạp hơn. Để làm được điều này, nhà nước phải xác định rõ yêu cầu đối với các trường. Trên cơ sở đó, thiết kế các yêu cầu trách nhiệm phù hợp, đưa ra khuôn khổ trách nhiệm toàn diện để làm rõ cách thức các trường đại

học đóng góp vào hàng hóa công cộng và tại sao nó xứng đáng được hưởng sự tự chủ (Downey, 2008) [77].

Thứ ba, điều kiện về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm liên quan đến yếu tố bên trong và là khả năng tự quyết định và chịu trách nhiệm của một trường. Khả năng tự quyết định đòi hỏi các quyết định được đưa ra là tối ưu, bao quát được lợi ích của các bên liên quan. Đồng thời, trong môi trường cạnh tranh nó cũng đòi hỏi các quyết định được đưa ra phải linh hoạt và kịp thời. Nếu mô ̣t trường không có khả năng dự báo, quyết đoán hay kỹ năng ra quyết định nhanh thì khó lòng tự chủ được.

Việc xác định khả năng tự chủ của một trường là yêu cầu quan trọng vì nó là cơ sở để xem xét trao quyền tự chủ. Một trường thiếu năng lực tự chủ mà được trao quyền tự chủ thì nó chẳng những không tự quyết định được mà còn tự đe doạ trách nhiệm xã hội của mình. Vấn đề mấu chốt là xây dựng tiêu chí và phương thức để đánh giá khả năng tự chủ. Nó có thể là khuôn khổ tiêu chí và phương thức độc lập hay đan xen hoặc kết hợp với các hệ thống khác như kiểm định chất lượng, kiểm toán, chỉ số cạnh tranh v.v...

Thiết chế tổ chức hội đồng trường được xem như một đảm bảo cho sự quản lý tự quản của một trường. Nói cách khác, hội đồng trường là điều kiện cần có để một trường thực hiện quyền tự chủ và cân bằng trách nhiệm xã hội một cách khách quan. Hội đồng trường với các đại diện “chủ sở hữu cộng đồng” sẽ quản trị và giải trình việc đạt được các mục tiêu và hạn chế nguy cơ bóp méo sự lựa chọn đối với tổ chức có “giá trị KT-XH” cao như trường đại học (Phạm Phụ, 2004) [52, tr.105]. Các thành viên từ bên ngoài tham gia hội đồng trường giúp trường hiểu được các nhóm lợi ích nhiều hơn và thể hiện trách nhiệm tốt hơn. Các quyết định quan trọng có nhiều chủ thể tham gia ít nhiều cũng sẽ tốt hơn. Mặc dù hội đồng trường là tổ chức quản trị nhà trường nhưng trách nhiệm của nó lại hướng rộng ra bên ngoài nhà trường, điều ít khi được nhận thức đầy đủ.

Nói chung, tự chủ, tự chịu trách nhiệm có tính thực tế và tính điều kiện. 1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước (QLNN) theo hướng đảm bảo sự tự chủ (TC), tự chịu trách nhiệm (TCTN) của các trường đại học (tđh) ở việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w