Vai trò và ý nghĩa kinh tế của Thông tin Thị trường trong hoạt động của các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp (Trang 47 - 52)

Vai trò riêng của thông tin thị trường.

Vai trò của thông tin nói chung đã được đề cập khái quát theo các luận thuyết ở phần 1.1.4. trên. Theo các cấp độ tổ chức trong điều hành quản lí kinh tế cả vĩ mô và vi mô, thông tin vừa là nguyên liệu đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống điều hành quản lý. Thông tin là cơ sở nguồn lực của quản lý cũng giống như năng lượng là cơ sở nguồn lực của mọi hoạt động. Không có thông tin thì không có hoạt động quản lý đích thực.

Nếu một tổ chức tạo ra một thông tin để bán thì tổ chức đó có thể tính giá trị của nó theo các chi phí để có một thông tin đó [49].

Giá thành thông tin = Tổng các khoản chi tạo ra thông tin

Tuy nhiên, cách hiểu thông tin dựa vào giá thành là không phù hợp với cách hiểu hiện nay của các nhà quản lý về giá trị thông tin [50]. Thông tin còn có giá trị gia tăng và điều này chính là đặc điểm quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Một thông tin do hệ thống thông tin

quản lý tạo ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định đúng. Vì vậy, phải xem xét thông tin qua việc thông tin đó đóng góp như thế nào vào quyết định quản lý và kết quả ứng xử của tổ chức, DN sau khi thực hiện quyết định trên của quản lý thông qua hai bước sau:

Bước 1: Đánh giá mức độ thông tin đó được ứng dụng trong việc ra quyết định.

Bước 2: Nguồn lợi thu được bởi quyết định được đưa ra do ứng dụng thông tin.

Theo cách hiểu và thực hiện như vậy, có thể xác định giá trị thông tin là: giá trị thông tin được tính bằng lợi ích thu được do thực hiện quyết định đã đưa ra trên cơ sở ứng dụng thông tin đó.

Có thể hiểu là khi có thêm một thông tin thì các nhà quyết định dựa thêm vào thông tin đó để lựa chọn được phương án tốt hơn do đó sẽ có một lợi ích sinh ra từ việc thay đổi phương án quyết định. Giả sử nhà quản lý phải lựa chọn một trong n phương án D1, D2,…,Dn. Nếu chưa có thông tin A thì nhà quản lý lựa chọn phương án Dk. Sau khi có thông tin VA thì họ lựa chọn phương án Di. Vậy, giá trị của thông tin A bằng chênh lệch hiệu quả của phương án Di mang lại trừ đi hiệu quả do phương án Dk mang lại.

VA = Di - Dk

Có hai hệ thống cung cấp thông tin quan trọng, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của DN tham gia thị trường ở cả ba khâu: tác nghiệp, sách lược và chiến lược. Đó là hệ thống thông tin nắm bắt thị trường, nghiên cứu thị trường, các vấn đề liên quan và hệ thống thông tin theo dõi các chủ thể, đối tượng tham gia thị trường và cạnh tranh.

Đầu vào của quá trình nghiên cứu kinh doanh thương mại đối với một doanh nghiệp phần lớn là các nguồn dữ liệu thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Có rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, cụ thể như:

• Dữ liệu về các khách hàng.

• Dữ liệu về hàng hoá, sản phẩm, thị trường.

• Các cuộc điều tra và dữ liệu kinh tế - xã hội như sức mua, niềm tin tiêu dùng, cơ cấu dân số.

• Dữ liệu về kinh tế công nghiệp, thương mại, môi trường và dữ liệu về khoa học và công nghệ...

Các dữ liệu này có thể thu thập được thông qua các CSDL, các tài liệu sách, báo, tạp chí...; các công cụ như khảo sát trực tiếp các khách hàng, phỏng vấn khách hàng...

Thông tin về các đối thủ cạnh tranh, về các ngành công nghiệp, các loại sản phẩm và dịch vụ có rất sẵn trong các sách báo, webs, ấn phẩm và tạp chí thương mại, thị trường.

Thông tin về hoạt động của đối thủ có thể thu được từ những đối tượng “không hiện diện chính thức”. Đó là thông qua các hoạt động như truy cập webs đọc ấn phẩm, tạp chí và báo chí thương mại thị trường... Bên cạnh các cơ sở dữ liệu chung có thể sử dung các cơ sở dữ liệu Marketing đặc biệt.

- Thông tin từ môi trường bao gồm toàn bộ thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp mà Ban giám đốc và các cấp quản lý được cung cấp.

- Thông tin ra môi trường bao gồm toàn bộ các thông tin Ban Giám đốc, các cấp quản lý cho phép đưa ra như: khả năng thực hiện hợp đồng, các quyết định về xuất nhập khẩu, khả năng liên kết sản xuất, kinh doanh….

- Thông tin quyết định bao gồm những quyết định trong kinh doanh, về đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, về nhân sự, về đầu tư phát triển các nguồn lực...

- Thông tin tác nghiệp là những thông tin phản hồi từ các phòng, ban chức năng đối nội.

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG, BAN

Thông tin từ môi

trường Thông tin ra môi trường

Thông tin tác nghiệp

Thông tin quyết định

Thông tin thương mại và thị trường có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện đại và là một nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước và một số lĩnh vực khác.

Hoạt động kinh tế thương mại ngày càng phát triển, thì nhu cầu về thông tin thị trường càng đa dạng, phong phú và việc thông tin kịp thời, chính xác, nhanh nhạy các diễn biến của thị trường trong nước và trên thế giới cho các nhà quản lý, cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp càng được coi trọng và là một yêu cầu cấp bách.

Ở tầm quốc gia, về mặt đối ngoại, thông tin thị trường Việt nam góp phần phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thành công; cụ thể, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, phát triển ngoại thương; đặc biệt theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.

Về mặt đối nội, thông tin thị trường góp phần để các doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh tế nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường để có thể chủ động trong việc ra quyết định; điều hành sản xuất và kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu kinh tế...

Trong nền kinh tế hàng hóa, tất cả mọi hoạt động trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được thực hiện thông qua thị trường. Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa các ngành, các vùng, giữa nền kinh tế của một nước này với nền kinh tế của các nước khác. Để triển khai các hoạt động thị trường, phải nghiên cứu nắm vững thông tin thị trường. Nắm vững thông tin thị trường là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về mặt vĩ mô và mặt vi mô.

ở tầm vĩ mô, thông tin thị trường là một căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, đầu tư, điều hành sản xuất và kinh doanh;

kịp thời điều chỉnh, cân đối cung - cầu nhằm bình ổn thị trường, phục vụ tốt sản xuất và đời sống xã hội.

Đối với các doanh nghiệp, thông tin thị trường là cơ sở của dự báo, là yếu tố đầu vào quan trọng tiền đề để kịp thời đưa ra các quyết định sản xuất, đầu tư, kinh doanh chính xác và có hiệu quả; tổ chức có khoa học và điều hành linh hoạt các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường; phối kết hợp hoạt động trong nội tại doanh nghiệp với hoạt động bên ngoài doanh nghiệp. Ngoài ra, thông tin thị trường còn giúp doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở để xem xét thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác, với các hiệp hội doanh nghiệp, với các nhà quản lý, nhà khoa học… nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong bối cảnh mới.

Để phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin thị trường cần phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng thông tin.

Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, doanh nghiệp luôn phải đưa ra các quyết định quan trọng như: mua gì, bán gì, cho ai mức độ mua bán, giá cả và các điều kiện hậu mãi ra sao…Chỉ có thông qua việc thu thập, xử lý, nghiên cứu, phân tích thông tin thị trường mới giúp họ đưa ra được các quyết định hợp lý, nhanh chóng, chính xác nhằm tận dụng tốt cơ hội thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp không thể ra quyết định cho hoạt động của mình khi chưa có thông tin hoặc thông tin thị trường chưa được nắm bắt đầy đủ chính xác và xử lý một cách thích hợp. Điều này được thể hiện ở mối quan hệ qua lại của nhu cầu sử dụng thông tin thị trường của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển thị trường dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường. Cụ thể là:

- Do thị trường rộng mở trên phạm vi toàn cầu nên việc tự tìm kiếm để có được các thông tin thị trường một cách đầy đủ và kịp thời đối với doanh

nghiệp là rất khó khăn. Khi doanh nghiệp phát triển đến một quy mô nhất định thì việc sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường đối với họ là cần thiết và hiệu quả hơn vì tính chuyên nghiệp của cơ quan cung cấp dịch vụ và sự tiết kiệm chi phí. Như vậy để phục vụ tốt cho hoạt động của doanh nghiệp, việc sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường của các nhà cung cấp chuyên nghiệp đang là giải pháp tối ưu.

- Nhu cầu về dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn; tất yếu dẫn đến sự ra đời và lớn mạnh của các đơn vị/doanh nghiệp tư vấn và cung cấp thông tin thị trường. Kết quả của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường sẽ hiệu quả hơn là tự doanh nghiệp tiến hành hoạt động này.

Với vai trò là một loại hình thông tin kinh tế đặc thù, thông tin thị trường đã xuất hiện từ lâu và nó vừa thực hiện chức năng phục vụ các cơ quan quản lý trong việc điều hành QLNN về Thương mại, vừa phục vụ cho doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w