và một số tổ chức cung cấp thông tin trên thế giới.
Trong phạm vi bản luận án, tác giả tổng hợp và giới thiệu cách thức tổ chức, xử lý và cung cấp thông tin thị trường tại một số quốc gia đã có nền kinh tế thị trường phát triển trước Việt Nam và tại một số DN có chức năng cung cấp thông tin thị trường, tiếp nhận và ứng dụng thông tin trên thế giới với mục tiêu để thấy được các nước trên thế giới đã tổ chức thông tin thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Và tại một số DN có chức năng cung cấp thông tin cũng như tiếp nhận, xử lí thông tin thông tin đã ứng dụng thông tin, phát triển thông tin thị trường trong tác nghiệp ra sao?
1.6.1. Tại Trung Quốc.
Quản lý, tổ chức và phát triển thương mại nội địa rất được Chính phủ Trung Quốc coi trọng. Điều đó được thể hiện ngay trong việc tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước về công tác này. Hiện trong Bộ Thương mại Trung Quốc có tới 4 cơ quan chuyên phụ trách mảng thương mại nội địa, đó là:
- Vụ Thể chế thương mại (quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế thương mại nội địa);
- Vụ Cải cách và Phát triển thương mại nội địa (phụ trách cải cách, phát triển DN thương mại, hiện đại hóa lưu thông hàng hóa nội địa...);
- Vụ Điều tiết và Vận hành thị trường (phụ trách hệ thống phân phối hàng hóa, quản lý quá trình phân phối, lưu thông các mặt hàng trọng yếu trên thị trường nội địa);
- Văn phòng Quy hoạch chỉnh đốn thương mại nội địa thuộc Chính phủ (Quốc vụ viện) Trung Quốc đặt tại Bộ Thương mại (chuyên môn phụ trách công việc quy hoạch chỉnh đốn thị trường nội địa).
Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở Trung ương là Bộ Thương mại trực thuộc Chính phủ Trung Quốc, còn cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương, từ cấp tỉnh (gồm 22 tỉnh, 4 thành phố và 5 khu tự trị thuộc Trung ương) đến địa khu (thuộc khu tự trị), châu (cả Trung Quốc có 2 châu thuộc tỉnh Vân Nam), thành phố và huyện thuộc tỉnh, huyện thuộc địa khu và khu (tương đương quận) và huyện thuộc thành phố cấp trung ương, đều thuộc chính quyền nhân dân cùng cấp (Bộ Thương mại chỉ thực hiện chỉ đạo ngành dọc về chuyên môn, nghiệp vụ mà không can thiệp về mặt chính quyền - đây được cho là quan hệ tương đối hài hoà). Cơ quan quản lý về thương mại ở địa phương cũng không được can thiệp vào hoạt động kinh doanh bình thường của DN. Ở địa phương (như Thượng Hải), thực hiện cơ chế hai cấp chính quyền (cấp thành phố và cấp quận - huyện) và 3 cấp quản lý (thành phố, quận - huyện, phường). Trung Quốc không đòi hỏi mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải hoàn toàn giống như ở Trung ương. Chẳng hạn, ở Thượng Hải có đến hai cơ quan là: Uỷ ban Kinh tế
(phụ trách nội thương và công nghiệp) và Uỷ ban Kinh tế thương mại đối ngoại thực hiện nhiệm vụ quản lý của Bộ Thương mại ở Thượng Hải.
Ở cấp tỉnh, hiện một nửa (50%) đã hình thành được cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước về thương mại, còn lại là cơ quan quản lý cả về thương mại và công nghiệp. Việc thành lập cơ quan quản lý chuyên trách về thương mại hay cơ quan hỗn hợp (quản lý cả thương mại và công nghiệp) là do chính quyền cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định. Nếu địa phương nào có ngành công nghiệp phát triển, có những khu công nghiệp lớn, nội dung quản lý giữa thương mại và công nghiệp gắn chặt với nhau thì địa phương đó thường thành lập cơ quan quản lý phối hợp cả công nghiệp và thương mại. Ở cấp địa khu và cấp huyện, về cơ bản đã hình thành được cơ quan chuyên quản lý nhà nước về thương mại.
Xuất phát từ đặc điểm của Trung Quốc (70% dân số sống ở nông thôn...) và vai trò của thị trường nông thôn, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp mang tính chuyên đề về phát triển thị trường nông thôn. Coi phát triển thị trường nông thôn là một yếu tố để nâng cao đời sống của người nông dân. Cụ thể là gần đây Chính phủ Trung Quốc đã ra chỉ thị quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Thương mại trong việc đẩy mạnh phát triển thị trường và lưu thông hàng hóa ở nông thôn. Bộ Thương mại Trung Quốc có một bộ phận (thuộc Vụ Điều tiết và Vận hành thị trường) chuyên về hệ thống phân phối hàng hóa. Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu và đề ra các biện pháp cụ thể để phát triển hệ thống phân phối, trong đó có hệ thống phân phối hàng hóa ở nông thôn. Đồng thời và để có cơ sở thực hiện chính sách phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở nông thôn, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một hệ thống chính sách riêng về tiêu thụ nông sản cho nông dân, xác định tiêu thụ hàng nông sản cho nông dân là một vấn đề cực kỳ quan trọng và coi đây là một cơ sở để đẩy mạnh và duy trì mạng lưới bán hàng công nghiệp tiêu dùng....
Tổ chức Phát triển kinh tế nông thôn (một tổ chức liên kết tự nguyện giữa các nông dân) với tư cách là đầu mối, có thể giúp nông dân thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm thị trường - đối tác tiêu thụ sản phẩm cũng như mua vật tư, nguyên liệu và hàng tiêu dùng một cách có hiệu quả và nhanh chóng hơn là làm ăn đơn lẻ theo phương thức tự sản tự tiêu trước đây.
Thêm nữa, để nông sản hàng hóa do người nông dân làm ra được tiêu thụ dễ dàng và đạt được khối lượng lớn nhất, hiện nay rất nhiều địa phương ở Trung Quốc đã thành lập ra “kênh xanh” nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sản phẩm của người nông dân có thể được tiêu thụ một cách nhanh chóng với lượng lớn nhất.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng nông dân vừa tự sản - tự tiêu và tự đưa đi bán sản phẩm do mình làm ra (do kinh tế ở nông thôn Trung Quốc chủ yếu vẫn là cá thể), Chính phủ Trung Quốc chủ trương khuyến khích thành lập các DN đầu mối và các hiệp hội ngành hàng để giải quyết khó khăn và hỗ trợ việc tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, giúp nông dân nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân phối hàng nông sản. Các mô hình tiêu thụ nông sản này đã được các nhà nghiên cứu khái quát thành một khái niệm được gọi là “sản nghiệp hóa nông nghiệp”. Sản nghiệp hóa nông nghịêp là mô hình mới được Trung Quốc tiến hành thử nghiệm và lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn giữa “sản xuất nhỏ và thị trường lớn” trong vấn đề sản xuất và tiêu thụ nông sản do thực hiện chế độ khoán trước đây để lại. Sản nghiệp hóa nông nghịêp ở Trung Quốc là việc các tổ chức kết hợp giữa hộ nông dân với DN, hoặc hộ nông dân với tập thể, hộ nông dân cùng với các tổ chức kinh tế... tiến hành liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do nông sản làm ra, kết hợp giữa nông nghiệp - công nghiệp - thương mại, kết nối các khâu thành một dây chuyền. Các loại hình tổ chức chủ yếu của sản nghiệp hóa nông nghịêp là:
(ii)Loại hình tổ chức hợp tác kinh tế và hộ nông dân (ii)Loại hình chợ chuyên doanh và các hộ nông dân
Ngoài ra, còn các mô hình khác như các ngành chủ đạo và hộ nông dân: các tổ chức trung gian như tổ chức khoa học... đứng ra kết nối các khâu sản xuất, tiêu thụ các ở các địa phương có ưu thế về ngành hay sản phẩm điển hình nào đó để phát triển thành các chuỗi chuyên doanh.
Với một hệ thống tổ chức như trên, để có thể điều vận một cách “trơn tru” và thông suốt các hoạt động diễn ra từng ngày, từng giờ trên thị trường nội địa cả nước, các tổ chức ở tất cả các cấp từ địa phương đến trung ương
định kỳ hàng tuần phải có báo cáo, thông tin tình hình theo cả 2 chiều “lên và
xuống”. Chiều lên là thông tin ở từng địa phương và khu vực do các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương đảm trách. Chiều xuống là thông tin về các chủ trương, chính sách, điều chỉnh của chính phủ, diễn biến thị trường các nước trong khu vực và thế giới (giá cả, khối lượng giao dịch, số lượng hợp đồng được ký kết, xu hướng biến động thị trường...) chủ yếu do Bộ Thương mại và một số Bộ, Ngành có liên quan chịu trách nhiệm ;
Xuất khẩu là động lực thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển trong suốt 20 năm qua. Để có được lượng thông tin phong phú và đa chiều, Trung Quốc triệt để phát huy vai trò của đội ngũ “sứ quán” và “thương vụ” hiện có mặt ở hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với chế độ lương, thưởng khá hậu hĩnh. Các cơ quan xúc tiến thương mại các cấp được xem là “đầu mối” về thông tin và dự báo. Bên cạnh đó, các Viện nghiên cứu, Hoa Kiều, các doanh nhân, phóng viên, lưu học sinh Trung Quốc đang theo học ở các quốc gia cũng được nhà nước “trưng dụng” một cách triệt để trong việc thu thập, cung cấp thông tin cho “Tổ quốc quê nhà”. Mua và trao đổi thông tin
cũng là việc làm đã được tiến hành từ rất sớm, đặc biệt là ở các tập đoàn, hãng, doanh nghiệp.
Thông qua số liệu xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện , sản phẩm của các doanh nghiệp FDI, các cơ quan Hải quan, Thống kê và các trung tâm phân tích của Trung Quốc cũng ít nhiều dự báo được xu hướng biến động của thị trường. Kết quả phân tích và dự báo sẽ được truyền tải đến các “điểm tin” và từ đó lan tỏa đến các tập đoàn, công ty và doanh nghiệp.
Nhận xét rút ra:
- Chính phủ quan tâm đến tổ chức và có quy chế về phát triển hệ thống thông tin thị trường từ Trung ương đến địa phương và trong xã hội.
- Chú trọng đến thông tin phân tích, tổng hợp và dự báo.
1.6.2. Tại Thái Lan
Khác với nhiều nước phát triển, ở Thái Lan vẫn còn tồn tại khá nhiều loại hình phân phối truyền thống đan xen cùng tồn tại, như các loại hình chợ bán lẻ truyền thống ở vùng nông thôn, chợ bán lẻ đặc thù ở khu vực đô thị và các CH tạp hóa của hộ gia đình ở mặt tiền... Sự phát triển và tồn tại này phản ánh sự đa dạng của các đối tượng tiêu dùng trong một xã hội đang phát triển như ở Thái Lan.
Để xây dựng và thực hiện chính sách về phát triển thì việc tổ chức cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách ở cấp bộ và địa phương đóng vai trò quyết định. Ở cấp bộ, Thái Lan có Cục Nội thương1 (Bộ Thương mại Thái Lan) chuyên làm nhiệm vụ trực tiếp xây dựng và theo dõi đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chính sách về phát triển hệ thống chợ; ở mỗi tỉnh, thành phố đều có một Văn phòng chợ (Market Office) trực thuộc chủ tịch tỉnh, thành phố.
1 Biên chế của Cục Nội Thương Thái Lan (DIT) là 1039 người (năm 2003), trong đó, làm việc ở Trung ương (tại Văn phòng Cục): 562 người và ở địa phương (tại các Văn phòng Nội thương tỉnh): 477 người.
Còn nhiệm vụ xây dựng và theo dõi đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chính sách hiện đại hóa và phát triển các loại hình phân phối hiện đại là của Phòng Xúc tiến và phát triển kinh doanh thuộc Cục Phát triển kinh doanh (Bộ Thương mại Thái Lan) và cũng có chân rết là Văn phòng Phát triển kinh doanh ở các tỉnh. Bên cạnh đó, Thái Lan còn đưa ra các quy định khá cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của các bộ ngành, chính quyền địa phương và DN trong việc thu thập và cung cấp thông tin.
Tuy không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DN, nhưng Chính phủ Thái Lan lại rất coi trọng việc hỗ trợ để các DN trong nước phát triển, nhất là những DN nhỏ và vừa. Hiện trong lĩnh vực phân phối, Thái Lan đang có chính sách hỗ trợ các DN bán lẻ quy mô nhỏ và vừa trong nước phát triển để có thể cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang hoạt động ở Thái Lan. Trước đây, ở Thái Lan cũng như ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các cửa hàng của hộ kinh doanh hoạt động đơn lẻ, Bộ Thương mại Thái Lan (cụ thể là Cục Phát triển kinh doanh) đã thực hiện chính sách thúc đẩy bán lẻ bằng việc cử người xuống đề nghị họ thay đổi cho phù hợp với điều kiện phát triển mới, giúp đỡ, hướng dẫn họ nâng cấp xây dựng thành các cửa hàng bán lẻ theo mô hình hiện đại, khuyến khích các CH này vào hoạt động kinh doanh trong chuỗi theo phương thức nhượng quyền thương mại và áp dụng hệ thống POS (point of sales system: là “hệ thống quản lý thông tin về thời điểm bán hàng” được áp dụng rất phổ biến ở các nước phát triển).
Đối với một đất nước mà giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP và đặc biệt có khối lượng xuất khẩu nông thủy sản lớn thì việc Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ phát triển và hoàn thiện các loại hình chợ bán buôn hàng nông sản là rất quan trọng. Thực tế phát triển ở Thái Lan cho thấy, hệ thống chợ bán buôn hàng nông sản đã và đang góp phần đắc lực vào việc tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân và người nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản cũng như đẩy mạnh xuất khẩu loại hàng hóa này của Thái Lan.
Với số chợ bán buôn hàng nông sản tư nhân cao gấp gần 3 lần chợ bán buôn hàng nông sản công cộng cho thấy, Chính phủ Thái Lan rất chú trọng khuyến khích, hỗ trợ phát triển các chợ bán buôn hàng nông sản tư nhân hơn là Nhà nước bỏ toàn bộ tiền ra xây dựng các chợ bán buôn công cộng. Khi chợ đi vào hoạt động nề nếp, Nhà nước sẽ có một loạt các chương trình hỗ trợ cả người mua và người bán như: cung cấp dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... cho nông dân; cung cấp thông tin về sản xuất, thị trường, giá cả; tổ chức các chương trình đào tạo giúp nông dân nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng cường kiến thức quản lý, điều hành chợ...
Về phía DN, để thích ứng với sức ép cạnh tranh trong quá trình phát triển, các DN bán lẻ hiện đại ở Thái Lan (của bản thân Thái Lan hay liên doanh với nước ngoài) không ngừng đổi mới và đưa ra các loại hình bán lẻ mới. Bên cạnh một loại hình bán lẻ chính, nhiều DN bán lẻ Thái Lan còn vận doanh một số loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại khác.
Ngoài ra, chính sách linh hoạt của Thái Lan cũng góp phần phát triển nhanh các mô hình tổ chức thương mại đặc thù ở Thái Lan như chợ cuối tuần, chợ đêm... mô hình tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa cho xuất khẩu hàng nông sản mau hỏng (Possec) và Tổ chức kho hàng công (PWO)... (để thu thu hút khách du lịch, đáp ứng các nhu cầu chơi sắm hay bổ trợ cho hoạt động thương mại, nhất là tiêu thụ, xuất khẩu nông sản và điều tiết thị trường...); hay chính sách phát triển thị trường đối với sản phẩm cộng đồng (comminity products) gắn với mô hình một làng nghề - một sản phẩm (OTOP) và cửa hàng cộng đồng (community shop) (để thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại khu vực nông thôn)...
Đạt được những kết quả như trên; ngoài nhận thức, nỗ lực đầu tư của cộng đồng các doanh nghiệp, cố gắng các cơ quan quản lý nhà nước, cũng phải thấy rõ rằng Thái Lan đã tạo lập được một hệ thống đảm bảo thông tin
khá tốt. Cục Xúc tiến thương mại và Cục Nội thương thuộc Bộ Thương Mại là những cơ quan “chủ quản” – “đầu mối” về thông tin thị trường. Bộ phận