thông tin thị trường được cung cấp trên thị trường - và các yếu tố điều kiện để tạo ra chất lượng thông tin thị trường.
2.2.1. Thực trạng nguồn thông tin thị trường đầu vào của các cơ quan có chức năng cung cấp thông tin thị trường hiện nay.
Các nguồn thông tin thị trường đầu vào là các nguyên liệu – yếu tố quyết định của quy trình thu thập thông tin - tạo ra chất lượng sản phẩm thông tin thị trường.
Trong phạm vi bản Luận án chỉ xem xét các nguồn thông tin thị trường là các thông tin đầu vào cần thiết mà các cơ quan cung cấp thông tin thị trường tìm kiếm, thu thập. Nguồn thông tin đầu vào có hai loại cơ bản theo phân loại thồng tin( nhóm 4, mục 1.1.2, chương I) là: thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Hai nguồn thông tin đầu vào cơ bản này được xem xét theo hai tiêu chí như sau:
- Tính pháp lí, danh nghĩa chính thống gắn liền với tiêu chí chính xác của nguồn thông tin.
Tính pháp lí, danh nghĩa chính thống của nguồn thông tin và của đầu mối cung cấp thông tin có quan hệ chặt chẽ tới chất lượng thông tin được cung cấp đi (đảm bảo các tiêu chí: chính xác, đầy đủ, kịp thời….). Theo tính pháp lí, danh nghĩa chính thống của nguồn thông tin có thể chia ra hai
nhóm thông tin thị trường được hai nhóm cơ quan, đầu mối thông tin phát đi. Phân chia ra hai nhóm cơ quan dưới đây chỉ mang tính tương đối vì đến nay vẫn chưa có các quy định rạch ròi của Chính Phủ về phân cấp các cơ quan thông tin thuộc hệ thống Nhà nước với các chức năng, nhiệm vụ tổng hợp và/hoặc chuyên ngành; cụ thể là:
+ Các cơ quan cung cấp thông tin có tính pháp lí, danh nghĩa chính thống Nhà nước là các cơ quan, đầu mối có chức năng, nhiệm vụ hoặc được giao nhiệm vụ bởi các cơ quan có thẩm quyền theo hệ thống tổ chức Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có quyền hạn thu thập thông tin kinh tế, thương mại, thị trường trong phạm vi nhất định, có trách nhiệm phát ra các thông tin chính thức, có độ chính xác cao. Ví dụ các cơ quan Nhà nước như Tổng cục thống kê; cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan… Các thông tin được các nguồn này phát ra cơ bản là các thông tin thứ cấp, đã được xử lí.
+ Các cơ quan, tổ chức, đầu mối thông tin có chức năng, nhiệm vụ hoặc được giao nhiệm vụ bởi các cơ quan có thẩm quyền, có tư cách pháp nhân có trách nhiệm thu thập và phát ra các thông tin thị trường cơ bản ở dạng thông tin sơ cấp (thông tin phản ánh) như: các đầu mối thông tin cơ sở có nhiệm vụ thu thập, gửi đi các thông tin thị trường tại các địa bàn, địa phương…Ví dụ: Ban quản lí khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh; Ban quản lí chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu, T.P. Hồ Chí Minh…và các bản tin chuyên ngành có phản ánh thông tin thị trường, các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, Đài phát thanh, TV Trung ương, địa phương…
- Chất lượng thông tin đầu vào.
+ Tính pháp lí, danh nghĩa chính thống của nguồn thông tin và của đầu mối cung cấp thông tin để đảm bảo tiêu chí chính xác của thông tin – tiêu chí số một của chất lượng thông tin.
+ Sự ràng buộc pháp lí và kinh tế giữa chủ thể yêu cầu thông tin và đầu mối cơ sở gửi đi các thông tin. Đối với các đầu mối cơ sở có nhiệm vụ thu thập, gửi đi các thông tin thị trường tại các địa bàn, địa phương…Ví dụ: Ban quản lí khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh; Ban quản lí chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu, T.P. Hồ Chí Minh… các ràng buộc là các Hợp đồng cung cấp thông tin giữa các đầu mối đó với cơ quan Nhà nước có chức năng tổ chức thu thập, cung cấp thông tin như Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương.
2.2.1.1. Các nguồn tin đầu vào trong nước
Các nguồn tin đầu vào trong nước của các cơ quan cung cấp thông tin thị trường cho các DN tại Việt Nam hiện nay nói chung và của Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương – cơ quan thông tin Nhà nước được tổ chức với quy mô, phạm vi lớn; có chức năng, nhiệm vụ được quy định; có tính đại diện, chuyên ngành sâu – nói riêng, như sau:
a) Nguồn thông tin thị trường từ các cơ quan chức năng, có thẩm quyền theo hệ thống tổ chức Nhà nước, có tư cách pháp nhân có trách nhiệm phát ra các thông tin chính thức, có độ chính xác cao.
Nội dung thông tin đầu vào là các nội dung thông tin tổng hợp cơ bản, vĩ mô như đã nêu ở Chương I, mục 1.3.2. Phân loại thông tin thị trường; cơ bản là các thông tin đã xử lí, tổng hợp, phân tích vĩ mô; trong đó có:
+ Thông tin tổng hợp, vĩ mô về thị trường nói chung, thường được thể hiện dưới dạng các báo cáo. Ví dụ: những thông tin về thị trường trong nước: GDP, thu chi ngân sách Nhà nước, đầu tư trong nước, kim ngạch xuất khẩu,
nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung cầu hàng hoá, chỉ số giá, tỷ giá, lãi suất, chỉ số VnIndex, tỷ trọng thất nghiệp, cơ cấu dân số, v.v....
+ Những thông tin về chính sách, luật pháp liên quan đến thị trường mặt hàng kinh doanh; các hàng rào thương mại, kĩ thuật; thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng, về quản lý hàng xuất khẩu, nhập khẩu, các vấn đề về nhãn hiệu hàng hoá, bao bì, về các hoá chất được phép có trong sản phẩm, các qui chế về an toàn thực phẩm, các thủ tục và luật lệ về hải quan v.v...
+ Những thông tin về tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan đến sản xuất và thương mại.
Các cơ quan, đầu mối cung cấp thông tin theo dạng xuất sứ này hiện nay là tất cả các Bộ, Ngành, Viện nghiên cứu, Trung Tâm Thông tin chuyên ngành liên quan đến kinh tế, thương mại, thụ trường.
Mối quan hệ 2 bên: cung cấp và nhận thông tin là quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp hoặc trao đổi thông tin. Ví dụ: các thông tin giá cả từ cục quản lí giá, Bộ Tài chính; từ Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch, đầu tư; thông tin về giá cả, kim ngạch, khối lượng các chủng loại hàng hoá, xuất sứ, đối tác XNK hàng hoá với các DN Việt Nam từ cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan v.v…
Các thông tin này là các thông tin có chất lượng cao do đã được tổng hợp; nhưng có hạn chế theo tiêu chí kịp thời vì thường chậm.
b) Nguồn thông tin thị trường đầu vào từ các cơ quan, tổ chức, đầu mối thông tin có chức năng, nhiệm vụ hoặc được giao nhiệm vụ bởi các cơ quan có thẩm quyền, có tư cách pháp nhân có trách nhiệm thu thập và phát ra các thông tin thị trường cơ bản ở dạng thông tin sơ cấp (thông tin phản ánh) như đã nêu ở Chương I, mục 1.3.2. Phân loại thông tin thị trường; trong đó có:
+ Thông tin chi tiết, vi mô về sản phẩm/hàng hóa/thị trường và cung cầu.
Đây là nhóm thông tin quan trọng, thực tế, được thu thập trực tiếp, nhanh chóng từ cơ sở mà các doanh nghiệp có yêu cầu được cung cấp rất quan tâm khi tham gia thị trường.
+ Thông tin về doanh nghiệp v.v….
Các cơ quan, đầu mối cung cấp thông tin theo dạng xuất xứ này hiện nay chủ yếu là:
• Các đầu mối thông tin cơ sở tại các thị trường, địa bàn kinh tế quan trọng trên phạm vi cả nước do Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương thiết lập theo Đề án “Phát triển mạng lưới thông tin thị trường nội địa, phục vụ bình ổn giá và kiềm chế lạm phát” triển khai từ năm 2008.
• Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp có chức năng điều tra, thu thập thông tin thị trường và liên quan thuộc hệ thống các cơ quan Nhà nước.
• Các sở Công Thương các địa phương. • Các cơ quan thông tin, báo chí
• Các hiệp hội ngành hàng sản xuất, thương mại. • Các DN kinh doanh thương mại có thị phần lớn v.v..
Ví dụ: Trung tâm thông tin và Xúc tiến Thương mại, Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty nghiên cứu thị trường TNS; Công ty tư vấn Mekongeconomics http://www.mekongeconomics.com; Công ty Tầm nhìn và Liên doanh, www.vision-associates.com; Công ty quản trị và
kinh doanh dữ liệu Tân Đồng Minh http://www.basao.com.vn ); các
thông tin chuyên ngành; các đơn vị nghiên cứu, các cơ quan thương vụ và cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, nhóm hoặc cá nhân các nhà tư vấn…
2.2.1.2. Nguồn tin ngoài nước
Hiện nay, đã có nhiều tập đoàn, tổ chức thông tin lớn nước ngoài, có uy tín tiến hành cung cấp dịch vụ thông tin thị trường cho các tổ chức kinh tế, các cơ quan, doanh nghiệp Việt nam. Các thông tin thị trường dưới dạng dịch vụ của các Hãng thông tin lớn như: DownJonh, CNN, Reuter, Nexis-Lexis,
Axico-Research, Market Research Survey Vietnam....đã được cung cấp
cho một số cơ quan thông tin lớn thuộc hệ thống Nhà nước như: Trung tâm thông tin thuộc Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng nhà nước....; cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Nhà nước quy mô lớn như: các Ngân hàng thương mại quốc doanh, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lớn, một số doanh nghiệp v.v...Ngoài các thông tin phải trả phí cung cấp qua các hợp đồng kinh tế, qua thẻ tín dụng như Mastercard, ANZ card….còn có thông tin được cung cấp miễn phí qua các trang Webs của rất nhieeufcacs hãng cung cấp thông tin khác. Tuy nhiên, các thông tin này thường chậm, thiếu, tính thời sự không cao và chất lượng nói chung không cao.
Những thông tin về kinh tế và thị trường thế giới được các tổ chức thông tin nước ngoài cung cấp, bao gồm:
- Những thông tin vĩ mô cơ bản như:
+ Tình hình, xu thế phát triển kinh tế, thị trường, hàng hoá cơ bản của các nền kinh tế lớn;
+ Các chỉ tiêu kinh tế, thị trường vĩ mô;
+ Diễn biến,xu thế thị trường và các yếu tố thị trường cơ bản của các loại hàng hoá, dịch vụ;
+ Thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán….
- Những thông tin về các thị trường, hàng hoá cụ thể như:
+ Các báo cáo về thị trường một hàng hoá cụ thể nào đó và dự báo. Ví dụ các báo cáo (Report) về thị trường Cà phê tại Luân Đôn, về giá gạo tại Thái Lan, Việt Nam, giá Cao su tại Thượng Hải…
+ Diễn biến tình hình thị trường các loại dầu thô tại các thị trường chủ yếu của thế giới; các loại giá (giá Platts, giá trên các sàn giao dịch, các sở giao dịch….);
+ Diễn biến tình hình thị trường các loại Cà phê tại các thị trường chủ yếu của thế giới; các loại giá (giá giao ngay trên các sàn giao dịch, giá kì hạn trên các sở giao dịch….);
+ Diễn biến tình hình thị trường Kim loại các loại tại các thị trường chủ yếu của thế giới; các loại giá (giá giao ngay trên các sàn giao dịch, giá kì hạn trên các sở giao dịch, ví dụ giá tai sở giao dịch Luân Đônn LME, v.v….);
Nội dung thông tin thị trường được các tổ chức thông tin nước ngoài cung cấp về cơ bản cũng là diễn biến thị trường và các yếu tố thị trường. Tuy nhiên, có những đặc điểm về chất lượng thông tin mà các cơ quan cung cấp thông tin Việt Nam chưa cung cấp cụ thể là:
- Tính đầy đủ, đó là:
+ Chi tiết và hệ thống trong từng loại thông tin. Ví dụ, đưa tin về giá cà phê Robusta xuất khẩu thì có đủ chi tiết từng loại cà phê theo phẩm cấp chất lượng, do nước nào xuất khẩu; có hệ thống các mức giá theo các loại cà phê, theo từng thị trường...;
+ Có đủ thông tin cho nhiều loại, chủng loại hàng hoá. Ví dụ, có đủ thông tin chi tiết ,được đưa tin cùng một thời điểm và hệ thống cho các loại nông sản như chè, cà phê, bột mì, gạo, ngô... xuất khẩu;
+ Có đủ thông tin cho nhiều lĩnh vực thị trường. Ví dụ, có đủ thông tin về thị trường tiền tệ, chứng khoán... và cho nhiều thị trường như thị trường EU, Hoa kì...; thị trường Thép, Tơ, Sợi, Vàng... cùng các thông tin liên quan).
- Tính thời sự (có thể 5 phút/lần hoặc ít hơn) đối với thông tin về giá cả tại các sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới.
- Độ chính xác cao hơn: nhìn chung các Hãng tin nước ngoài đều là các Hãng tin uy tín, hùng mạnh, lâu đời; có tổ chức thông tin cấp I, thông tin trực tiếp rất sâu, rộng khắp và đưa tin có độ chính xác cao.
Nhìn chung, các thông tin thị trường từ các nguồn ngoài nước cung cấp bằng tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiêng Anh là phong phú da dạng, đầy đủ, hệ thống và chính xác theo uy tín của các Hãng thông tin. Các thông tin này đang được tất cả các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin thị trường Việt Nam khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, chất lượng thông tin và tính thời sự của thông tin phụ thuộc rất nhiều vào mức chi phí mà người có nhu cầu khia thác, sử dụng thông tin phải trả. Đây là một trong những khó khăn lớn cho các cơ quan Việt Nam có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin.
2.2.1.3. Chi phí cho các nguồn tin
Nhiều thông tin được cung cấp miễn phí. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường chỉ dựa vào nguồn quảng cáo hoặc được hỗ trợ kinh phí từ các hoạt động kinh doanh khác. Một số tổ chức, doanh nghiệp cũng đã hình thành dịch vụ cung cấp thông tin thu phí như: Trang web
www.vietlaw.com.vn của Văn phòng Quốc hội cung cấp các văn bản pháp lý với mức phí 33.000 đồng/tháng, Trang web http://www.basao.com.vn của Công ty Tân Đồng Minh cung cấp các số liệu, phân tích, đánh giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đặc biệt đã có những công ty chuyên vào một hoạt động đặc thù như trường hợp của Công ty Giải pháp Việt Nam. Công ty này chuyên cung cấp
các báo cáo kinh doanh tổng hợp và chuyên sâu của doanh nghiệp. Khách hàng có thể đặt yêu cầu dịch vụ qua trang web www.vietnamcredit.com , sau khi được thông báo cơ bản về chất lượng dịch vụ, khách hàng sẽ tự quyết định có sử dụng dịch vụ hay không. Tuy nhiên, số lượng các trang Web tập trung chuyên sâu vào một lĩnh vực thông tin dạng này không nhiều, phần vì thiếu khách hàng, phần vì chất lượng thông tin không vượt trội hơn so với những nguồn thông tin vốn đã miễn phí.
Tư vấn là một lĩnh vực đòi hỏi phải có chất lượng dịch vụ cao, bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng cần biết quảng bá chính mình cho đối tác và khách hàng. Tuy nhiên, thực tế là nhiều công ty tư vấn tại Việt Nam đã không biết lợi dụng một kênh quảng bá thông tin rất quan trọng là Internet. Một số công ty mới thành lập như Luật Gia Phạm (www.giapham.com ) đã biết tận dụng Internet như một kênh quảng bá thông tin chiến lược. Công ty này đăng ký rất nhiều tền miền khác nhau và dễ dàng được tìm thấy qua các công cụ tìm kiếm trên Internet. Đó là những điểm lợi thế nhất định so với các công ty đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn nhưng không chú ý tới kênh quảng cáo Internet.
Chương trình của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu miễn phí đã được chính thức bắt đầu. Đây là hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới; nhằm kết nối với các thị trường nhập khẩu lớn sau sự giảm sút mạnh của hoạt động xuất khẩu do tác động