2.1. Hệ thống các tổ chức cung cấp thông tin thị trường tại Việt Nam Nam
Thông tin thị trường trong nền kinh tế thị trường luôn được cộng đồng DN, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội quan tâm và đòi hỏi được tiếp cận nên có mặt trên mọi phương tiện thông tin, mọi kênh thông tin: từ thông tin đại chúng đến các kênh thông tin chuyên ngành, đặc thù, riêng biệt; từ công khai, miễn phí đến nội bộ, không phổ biến, bí mật; từ miễn phí đến thu phí dịch vụ và được truyền tải, cung cấp dưới nhiều hình thức, phương thức phong phú, đa dạng. Trong phạm vi bản luận án chỉ đề cập theo hai hệ thống là: (i)thuộc bộ máy các cơ quan Nhà nước Trung ương, địa phương và (ii) các cơ quan, tổ chức không thuộc Nhà nước (kể cả nước ngoài).
Hệ thống tổ chức bộ máy thông tin kinh tế thương mại nói chung và thông tin thị trường nói riêng được thiết lập theo nhiều hình thức nhằm mục đích vừa phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước vừa phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các yêu cầu nghiên cứu khác, bao gồm:
2.1.1. Các cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước Trung ương, địa phương.
(1) Các cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước Trung ương
Các cơ quan thuộc các bộ, ngành Trung ương là các cơ quan thực hiện chức năng thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước vừa
phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các yêu cầu khác.
- Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: trong đó có Vụ Thương mại, dịch vụ và Giá cả trực tiếp chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và công bố số liệu thống kê quốc gia về kinh tế, thương mại.
- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính: trong đó có Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan làm nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin có cấu trúc các số liệu xuất khẩu, nhập khẩu; từng mặt hàng, theo định kỳ 15 ngày 1 lần; có phân chia theo từng địa phương; có kim ngạch theo các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu.
- Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương: là cơ quan chuyên ngành thông tin kinh tế thương mại, thị trường; có chức năng cung cấp thông tin, dự báo về kinh tế công nghiệp, thương mại phục vụ điều hành, quản lí vĩ mô về công nghiệp, thương mại và cung cấp thông tin phục vụ kinh doanh, phát triển thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt nam.
- Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: là cơ quan thông tin chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng thu thập, tổng hợp, xử lí thông tin và cung cấp thông tin chuyên sâu; trong đó có thông tin thị trường sản phẩm, hàng hoá nông nghiệp và thị trường nông thôn.
- Các cơ quan thông tin và một số cơ quan tổ chức có chức năng thống kê của các Bộ kinh tế như Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, y tế, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và một vài Bộ, ngành có liên quan đến thương mại, thị trường có chức năng nắm bắt, thu thập, tổng hợp, xử lí thông tin chủ yếu từ các doanh nghiệp trong ngành, từ các thị trường trong và ngoài nước
phục vụ điều hành, QLNN và một số nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.
- Các Bộ, ngành quản lý nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến thương mại, thị trường như : Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng... cũng có các cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin thị trường chuyên ngành; chủ yếu phục vụ các yêu cầu tác nghiệp, điều hành hoặc cung cấp thông tin nội bộ. Ví dụ như: các Viện, Trung tâm Thông tin tin học, Website của các Bộ đều có chức năng cung cấp thông tin có liên quan đến các thị trường chuyên ngành; cung cấp thông tin chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và kết quả thực hiện các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp trực thuộc; các văn bản pháp qui do Bộ, ngành đó ban hành có liên quan đến thương mại, thị trường v.v...
- Các tổ chức, cơ quan thông tin, nghiên cứu Nhà nước có chức năng nhiệm vụ cung cấp, tư vấn thông tin thương mại, thị trường chủ yếu theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên… thông qua các sản phẩm nghiên cứu, dự báo, khảo sát; các ấn phẩm hoặc website như:
+ Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế, xã hội quốc gia, Bộ KH & ĐT.
+ Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công Thương
+ Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thương.
+ Viện nghiên cứu khoa học Thị trường và Giá cả, Bộ Tài chính.
+ Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại các địa phương.
+ Trung tâm thông tin thuộc một số Bộ, ngành liên quan đến Thương mại, thị trường khác.
+ Các Cơ quan đại diện kinh tế, thương mại của Việt Nam đặt ở nước ngoài
Các cơ quan đại diện của Việt Nam đặt ở nước ngoài, thời điểm từ 2011 là các phòng kinh tế trực thuộc các Đại sứ quán (trước đó là các Thương vụ). Tính đến hết năm 2009 nước ta có 55 Thương vụ tại các nước có trao đổi lớn về thương mại đối với Việt Nam. Tuy số lượng thương vụ còn ít và chưa đều khắp nhưng trong thời gian qua các cơ quan này đã góp phần quan trọng vào việc thu thập và cung cấp thông tin thị trường ngoài nước. Đây là nơi thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin thương mại và thị trường rất quan trọng. Trong đó, nội dung thông tin chủ yếu là phản ánh những thay đổi trong chính sách đối nội, đối ngoại nói chung và chính sách thương mại nói riêng của nước đó trong mối quan hệ, tác động đến hoạt động thương mại của Việt Nam.
+ Các tổ chức nghiên cứu thuộc một số Bộ, Ngành, trường Đại học. Hệ thống thông tin thị trường do các cơ quan báo chí, xuất bản, phương tiện thông tin đại chúng, như: hệ thống báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương thực hiện, gồm :
• 153 tờ báo (trung ương 57 tờ, địa phương 96 tờ), trong đó có 19 tờ chuyên về kinh tế - thương mại, chiếm 12,4%; 1 tờ báo chuyên ngành thương mại, ngoài ra hầu hết các báo đều có trang kinh tế - thương mại, chiếm khoảng từ 10 - 12% tổng số các nội dung;
• 334 tạp chí (trung ương 243 tờ, địa phương 91 tờ), trong đó có 60 tạp chí về kinh tế - thương mại, chiếm 18%, 2 tạp chí chuyên ngành về thương mại;
• 62 phụ san chuyên đề, trong đó ở trung ương 36 và ở địa phương 26;
• 300 bản tin chuyên đề của các Viện, Trường ở Trung ương và các Sở ở địa phương (một số Sở Công Thương cũng có bản tin);
• Các cổng thông tin điện tử, các website của nhiều cơ quan, Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
(2) Các cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước địa phương
- Cục Thống kê tại các địa phương chịu trách nhiệm chính về thông tin thống kê kinh tế, thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ thông tin, thống kê thuộc các sở Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính vật giá và tại các sở chuyên ngành có liên quan đến thương mại, thị trường thực hiện thu thập, xử lí, tổng hợp thông tin cho các cấp theo ngành dọc và cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lí và trực thuộc.
Mặc dù được giao chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại trên địa bàn; nhưng đến nay về mặt thông tin thương mại, thị trường các sở Công Thương vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc tổ chức nắm bắt thông tin. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách, chức năng, nhiệm vụ còn bị chồng chéo, chưa rõ ràng; chưa có tiêu chí, định lượng cụ thể; phân công, phối hợp, tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực chưa tốt. Chế độ báo cáo thống kê nhanh và thông tin nội bộ của các sở đều dựa trên nền tảng của chế độ báo cáo thống kê tại quyết định số 35/TCTK được ban hành từ năm 1994; đến nay đã có nhiều nội dung không còn thích hợp. Đối tượng điều chỉnh của quyết định số 35/TCTK mới chỉ tính đến các doanh nghiệp thuộc sở Công Thương mà không tính đến các doanh nghiệp thuộc sở khác cũng như của Trung ương đóng trên địa bàn. Vì vậy, sở Công Thương chỉ thu được các thông tin kinh tế thương mại từ các doanh nghiệp trực thuộc mà không trực
tiếp thu được thông tin từ tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn. Để có đủ thông tin quản lý thương mại trên phạm vi địa bàn được giao, các sở Công Thương cũng phải “nhờ” đến kênh thông tin của cục Thống kê địa phương; mặc dù kênh thông tin này trong tình hình chấp hành các quy định về thống kê, báo cáo bị xem nhẹ như hiện nay cũng đã không thu thập được đầy đủ thông tin như trước kia. Và cũng giống như ở trung ương, ở các địa phương từ nhiều năm nay diễn ra cảnh “xin” và “cho” thông tin giữa sở Công Thương và cục Thống kê. Công việc đó diễn ra hàng tháng và trở thành việc “bình thường” giữa hai cơ quan cho dù chưa hề có văn bản pháp quy nào qui định.
- Cục Hải quan địa phương có chức năng và làm nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin từ các địa phương, gửi về Tổng cục theo qui định của Tổng cục Hải quan.
- Hệ thống thông tin thị trường do các cơ quan báo chí, xuất bản, phương tiện thông tin đại chúng địa phương thực hiện, gồm :
• 96 tờ báo địa phương, trong đó hầu hết các báo đều có trang kinh tế - thương mại, chiếm khoảng từ 10 - 12% tổng số các nội dung;
• 91 tạp chí địa phương;
• 26 phụ san chuyên đề
• 60 bản tin chuyên đề của các Viện, Trường, các Sở ở địa phương (một số Sở Công Thương cũng có bản tin);
2.1.2. Các cơ quan, tổ chức không thuộc hệ thống cơ quan Nhà nước.
- Hệ thống thông tin thị trường do các Tổ chức phi Chính phủ như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI), các Hiệp hội Ngành hàng thực hiện
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 30 hiệp hội ngành hàng, trong đó có một số hoạt động khá tích cực trong lĩnh vực thông tin, như: Hiệp hội Dệt May, Hiệp hội Da Giày, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), Hiệp hội Lương thực, Hiệp hội Chè, Hiệp hội Cà phê - Ca cao, Hiệp hội Hạt điều, Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, v.v... Thông tin thương mại, thị trường do các cơ quan, đơn vị này tổng hợp, cung cấp nói chung là thiết thực và tương đối bám sát với các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, phần lớn các Hiệp hội ngành hàng ở nước ta đều mới được thành lập, tổ chức chưa thật hoàn chỉnh, lại rất khó khăn về kinh phí, nên hoạt động chưa hiệu quả, mạnh mẽ. Vì vậy, trong thời gian trước mắt nguồn thông tin chưa có nhiều, nhưng về lâu dài, đây là nguồn thông tin khá quan trọng.
- Các kênh truyền hình, Website các hãng thông tin nước ngoài.
- Hệ thống tổ chức thông tin thị trường hiện nay ở nước ta, được trình bày theo sơ đồ tổng quát sau:
Sơ đồ 2.1. Mô hình hoá hệ thống tổ chức thông tin thị trường ở nước ta
Nguồn : [21] & Tác giả.
Các Bộ, Ngành tham gia QLNN về TM, quản lý kinh doanh TM Tổng cục Thống kê Bộ Công Thương (Bao gồm cả T TTT CN&TM) Tổng cục Hải quan Các cơ quan có chức năng thông tin, xuất bản, truyền hình Thị trường, Doanh nghiệp (1) - Hiệp hội ngành hàng - Phòng TM & CN - Các tổ chức (2) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể quản lý kinh doanh DN Cục Thống kê Các địa phương Sở Công Thương các địa phương Cục Hải quan Chính phủ
Ghi chú:
(1).+ Đường kẻ không liên tục (- - - - -) :
Biểu diễn kênh thông tin dựa trên mối quan hệ công tác phối hợp, hỗ trợ, hợp tác không có quy định của Nhà nước;
+ Đường kẻ liền, liên tục( ):
Biểu hiện mối quan hệ báo cáo theo cấp quản lý hành chính, nghiên cứu và thống kê hiện hành.
(1). Bao gồm 5 nhóm chính:
- Thị trường và các yếu tố thị trường trong nước - Thị trường và các yếu tố thị trường ngoài nước - Các thị trường và các yếu tố thị trường liên quan
- Các doanh nghiệp nhà nước;
- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; (2). Bao gồm:
- Trung tâm thông tin thuộc một số Bộ, Ngành tham gia quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh thương mại,
- Các Viện nghiên cứu thuộc các Bộ, Ngành kinh tế.
- Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về kinh tế, thương mại.
- Các trường Đại học, các tổ chức cung cấp thông tin trong và ngoài nước khác.
Sơ đồ 2.2. Hệ thống tổ chức thông tin thương mại và thị trường toàn quốc của Trung tâm thông tin CN & TM (VITIC) - Bộ Công Thương
Chú thích : Quan hệ phụ thuộc
Quan hệ nghiệp vụ
Từ mô hình tổ chức hệ thống thông tin thị trường nêu trên, có thể đưa ra một số nhận xét sau đây:
• Hệ thống thông tin kể trên là khá đa dạng và phong phú;
• Tổ chức thông tin: bao gồm nhiều tầng, nhiều nấc, diện rộng;
• Quan hệ thông tin : đa chiều. Chi nhánh
Cần Thơ
Văn phòng, cơ quan đại diện các tỉnh
Đông Nam Bộ
Văn phòng, cơ quan đại diện các Tỉnh phía bắc
Trung tâm (VITIC) Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh TP HCM
Văn phòng, cơ quan đại diện các tỉnh Miền
Trung Văn phòng, cơ quan
đại diện các tỉnh ĐBSCL
2.1.3. Các loại thông tin thị trường và các tổ chức cung cấp thông tin.
2.1.3.1. Các loại thông tin thị trường.
Thông tin thị trường được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm chủ yếu và trước hết là các diễn biến quan hệ cung cầu, giá cả; chỉ số giá cả các loại nguyên liệu, vật tư, hàng hóa trên thị trường; chỉ số chứng khoán; chính sách tỷ giá, lãi xuất VND; biến động và xu hướng tỷ giá hối đoái các loại ngoại tệ mạnh; kim ngạch, cơ cấu xuất nhập khẩu chung và theo mặt hàng, theo thị trường; thông tin về đối tác trong và ngoài nước; các quy định, tiêu chuẩn, chế tài, rào cản cũng như những chủ trương, chính sách kinh tế, thương mại đầu tư phát triển các ngành các lĩnh vực kinh tế trong nước, ngoài nước quan hệ kinh tế quốc tế (song phương, đa phương) v.v... cùng các thông tin liên quan khác như: thời tiết, khí hậu, thiên tai, sự cố ảnh hưởng tác động tới cung cầu giá cả hàng hóa, lưu thông hàng hóa v.v…
Bảng : Loại hình thông tin thị trường chủ yếu mà DN quan tâm
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra về hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường của TT Thông tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, 2008.
2.1.3.2. Các tổ chức cung cấp thông tin thị trường.
Có thể nói tổ chức hệ thống thông tin thị trường hiện nay chứa đựng hầu hết các loại thông tin và các quan hệ về thông tin nói chung; trong đó có cả những quan hệ thông tin trong hệ thống và ngoài hệ thống; có quan hệ thông tin dọc từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên; có cả quan hệ thông tin ngang và quan hệ thông tin chéo, ...
Trong tổ chức hệ thống các cơ quan có chức năng thu thập và cung cấp thông tin thị trường; trước hết là cơ quan thông tin chính thống của Bộ Công Thương – là Trung Tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại là cơ quan cung cấp thông tin thị trường toàn diện, tổng thể. Các cơ quan thông tin chuyên ngành như: cục Tin học và thống kê Hải quan, Trung Tâm Thông tin Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn… thuộc các Bộ QLNN