MỘT SỐ MÔ HÌNH CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG HAI KHU

Một phần của tài liệu Quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến việt nam (Trang 50)

KHU VC NÔNG NGHIP VÀ CÔNG NGHIP CH BIN

Phần này sẽ tập trung vào đánh giá một số mô hình lý thuyết về quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Các lý thuyết này hoàn toàn có thể giải thích được mối quan hệ tăng trưởng giữa khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, vì công nghiệp chế biến ở các nước chiếm tỉ trọng rất cao trong các sản phẩm công nghiệp, công nghiệp khai thác có xu hướng bị thu hẹp do nguồn tài nguyên có hạn và đã khai thác quá nhiều trong một thời gian dài. Các sản phẩm công nghiệp chế biến mới có tác động

tới tăng trưởng bền vững chứ không phải công nghiệp khai thác vì các sản phẩm này đem lại giá trị gia tăng lớn, đa dạng lại không quá phụ thuộc vào nguồn tài nguyên khoáng sản. Các lý thuyết từ cổ điển tới lý thuyết tân cổ điển và lý thuyết mới được tập trung nghiên cứu và phân tích. Đây sẽ là cơ sở

lý thuyết để xây dựng giải pháp tăng cường quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến Việt Nam trong giai đoạn tới.

1.3.1. Mô hình Ricacdo: nông nghip là yếu t gii hn tăng trưởng

Với cách tiếp cận truyền thống, mô hình quan hệ tăng trưởng của Ricardo tập trung đánh giá mối quan hệ này dựa vào các yếu tố đầu vào sản xuất là lao động và vốn. Ricardo dựa trên mô hình cổđiển với giảđịnh nguồn cung lao động không hạn chế và vốn sử dụng trong mỗi lao động không thay

đổi để đánh giá mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp của một quốc gia trong thời kì đầu công nghiệp hóa. Theo Ricardo, tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào khu vực sản xuất nông nghiệp với

đặc điểm không đạt lợi thế theo qui mô [99]. Các sản phẩm nông nghiệp dùng phục vụ tiêu dùng của cả nền kinh tếđồng thời phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến. Ricardo cũng dựa vào học thuyết dân số của Malthus cho rằng dân số sẽ luôn tăng theo thời gian, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp không thay đổi dẫn tới năng suất lao động cận biên giảm tới mức gần bằng không. Sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp không những không làm giảm sản lượng nông nghiệp, mà còn làm gia tăng sản lượng trong khu vực công nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung.

Nhu cầu tiêu dùng lương thực/người không đổi, trong khi tổng sản lượng tăng chậm hơn tốc độ tăng dân số dẫn tới giá lương thực tăng lên. Áp lực tăng lương trong khu vực công nghiệp chế biến tăng do giá lương thực tăng làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Lương tăng lên làm cho chi phí sản xuất tăng, dẫn tới giảm lợi nhuận của khu vực công nghiệp, do đó khả năng tái đầu tư của khu vực này cũng suy giảm. Khi đầu tư

tế. Ricardo cho rằng các biện pháp làm giảm tích tụ vốn sẽ làm giảm tăng trưởng chung, trong đó nông nghiệp như một yếu tố giới hạn của tăng trưởng do sản xuất của khu vực này có tính chất không đạt lợi thế theo qui mô.

Như vậy, theo quan điểm cổ điển mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp theo Ricardo trên ba thị trường: thị trường hàng hoá thể hiện vai trò cung ứng lương thực của khu vực nông nghiệp cho toàn bộ nền kinh tế; thị trường vốn thể hiện ở khả năng tái đầu tư của khu vực công nghiệp chế biến; và thị trường lao động thể hiện ở sự dịch chuyển lao

động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Nông nghiệp đóng vai trò cực kì quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá,

đây là khu vực cung ứng vốn ban đầu cho tăng trưởng. Khi nền kinh tế đạt tới mức tăng trưởng nhất định thì khu vực công nghiệp thay thế khu vực nông nghiệp trở thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu.

Mô hình quan hệ tăng trưởng hai khu vực của Ricardo có nhiều điểm khiếm khuyết: thứ nhất, ông đứng trên học thuyết của Malthus cho rằng dân số sẽ tăng mãi. Thực tế chứng minh các nước công nghiệp phát triển, một số

quốc gia Đông và Nam Âu hiện nay gặp phải vấn đề giảm dân số và cơ cấu dân số già.

Thứ hai, Ricardo không tính đến vai trò của công nghệ đối với tăng năng suất ở khu vực nông nghiệp. Hiện nay, năng suất tăng cao do được áp dụng nhiều công nghệ vào sản xuất của khu vực nông nghiệp. Tại Hoa Kì lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 5% lực lượng lao động, nhưng đã tạo ra lượng lương thực phục vụ toàn bộ 288,4 triệu người, đáp ứng nhu cầu chế biến trong nước và xuất khẩu, do quốc gia này đã ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp [103]. Do đó, sản xuất nông nghiệp không đạt được lợi thế

theo qui mô là không phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Nguyên nhân của những khiếm khuyết trong lý thuyết của Ricardo là do không dự đoán được sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật. Đồng thời, vấn đề dân số và việc làm trong tăng trưởng mỗi khu vực hiện nay có thay đổi

quan trọng so với hai thế kỉ trước bắt nguồn từ nhận thức và giáo dục. Tuy nhiên, lí thuyết quan hệ tăng trưởng hai khu vực của Ricardo vẫn có ý nghĩa

đối với các nước đang phát triển, đó là hiệu quả sử dụng đất đai trong nông nghiệp cũng như vai trò của khu vực nông nghiệp đối với nền kinh tế trong giai

đoạn đầu quá trình công nghiệp hoá.

1.3.2. Mô hình ca Arthur Lewis: công nghip hoá gn vi s dch chuyn lao động

Với cách tiếp cận cổ điển, mô hình quan hệ tăng trưởng hai khu vực của Lewis dựa trên giả định nguồn cung lao động không hạn chế trong thời kì

đầu phát triển kinh tế ở các nước [77]. Mối quan hệ giữa các nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp đóng vai trò quyết định tới tăng trưởng kinh tế

chung. Sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp là

đặc điểm nổi bật trong thời kì đầu công nghiệp hóa, đồng thời tích luỹ của nền kinh tế cũng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp.

S dch chuyn lao động t khu vc nông nghip sang khu vc công nghip:

Dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp là đặc trưng cơ bản của thời kì đầu tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp hạn chế, năng suất lao động thấp, năng suất lao động cận biên gần bằng không, lao động không có việc làm thường xuyên chiếm tỉ lệ cao. Do vậy, thu nhập ở khu vực nông nghiệp thường rất thấp.

Do lương ở khu vực công nghiệp cao hơn và việc làm thiếu ổn định ở

khu vực nông nghiệp dẫn tới lao động chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp. Sự dịch chuyển lao động này không ảnh hưởng tới năng suất cũng như sản lượng nông nghiệp do năng suất cận biên của khu vực này bằng 0. Khu vực công nghiệp được mở rộng thu hút nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp sang, dẫn tới qui mô cũng như thặng dư của khu vực công nghiệp tăng lên. Do đó, khả năng tái đầu tư vào khu vực công nghiệp tăng làm qui mô khu vực này lại tiếp tục tăng lên, nhu cầu về lao động từ khu vực còn lại cũng tăng theo. Quá trình thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công

nghiệp và các khu vực kinh tế khác sẽ tiếp tục cho đến khi không còn dư thừa lao động nông nghiệp

Tác động ca th trường vn ti mi quan h tăng trưởng hai khu vc và các kênh thu hút vn

Tăng trưởng ở khu vực công nghiệp cần có qui mô khu vực nông nghiệp tăng lên tương ứng. Vì nếu sản lượng của khu vực nông nghiệp không tăng hoặc tăng chậm, trong khi nhu cầu về các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp tăng nhanh ở khu vực công nghiệp dẫn tới giá lương thực tăng lên, gây áp lực tăng lương ở khu vực công nghiệp làm giảm lợi nhuận của khu vực này. Do đó, nguồn vốn tái đầu tư vào khu vực công nghiệp cũng như cả nền kinh tế giảm xuống, ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế chung.

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỉ lệ tái đầu tư của khu vực công nghiệp vì hiệu quả đầu tư vào khu vực này cao hơn so với khu vực nông nghiệp. Khả năng tái đầu tư lại phụ thuộc vào tỉ lệ tiết kiệm của khu vực này, nhưng tỉ lệ tiết kiệm lại phụ thuộc vào qui mô sản xuất. Trong điều kiện tỉ lệ

tiết kiệm thấp, thị trường tài chính đóng vai trò là nơi cung ứng vốn cho các khu vực thúc đẩy gia tăng tái đầu tư sản xuất để tăng tài sản cốđịnh của cả nền kinh tế (bao gồm cả khu vực nông nghiệp). Như vậy, vai trò của thị trường vốn rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng khu vực công nghiệp.

Vai trò ca thương mi trong gn kết các khu vc

Khả năng đáp ứng tiêu dùng của nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào năng lực sản xuất ở mỗi khu vực đó mà còn phụ thuộc vào sự phát triển thương mại. Khi qui mô sản xuất của các khu vực tăng lên dẫn tới nhu cầu xuất khẩu những sản phẩm trong nước không tiêu dùng hết và nhập khẩu một số sản phẩm trong nước sản xuất không hiệu quả. Do đó, yếu tố thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng tác động tới khả năng mở rộng sản xuất cũng như bổ sung tiêu dùng trong nước. Yếu tố thương mại này sẽ giúp cho phân bổ các nguồn lực trong nước có hiệu quả hơn.

Như vậy, đứng ở góc độ của trường phái cổ điển, Lewis đã chỉ ra mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp và công nghiệp qua sự liên kết trên thị

trường lao động, thị trường vốn, thị trường hàng hoá. Quá trình công nghiệp hóa của một nước gắn liền với sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Qui mô khu vực công nghiệp tăng lên dẫn tới tăng tích luỹ của khu vực này và thúc đẩy tăng trưởng ở cả hai khu vực. Tuy nhiên, lý thuyết của Lewis cũng có những khiếm khuyết trong đánh giá cung lao động nông nghiệp và năng suất bắt nguồn từ việc không dự đoán được tác

động của công nghệ tới tăng năng suất nông nghiệp. Hiện nay, ở nhiều nước

đang phát triển không phải luôn dư thừa lao động nông nghiệp, và năng suất cận biên của khu vực này dương. Do vậy, dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các khu vực khác dẫn tới giảm sản lượng nông nghiệp. Những hạn chế

của Lewis được Ranis và Fei tiếp tục nghiên cứu và khắc phục trong lí thuyết quan hệ hai khu vực của mình.

1.3.3. Mô hình ca Ranis và Fei: công nghip hoá gn vi đầu tư tng th

Dựa vào một số phân tích của Lewis, Ranis và Fei cũng tiến hành đánh giá mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp với những giả định khác với quan niệm của các nhà kinh tế học cổđiển. Mô hình của Ranis và Fei không dựa trên giả định là cung lao động không hạn chế, sự

dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang khu vực khác đều tác động tới sản lượng nông nghiệp [96].

S dch chuyn lao động trong quá trình công nghip hoá

Lao động trong nông nghiệp tăng lên sẽ làm tăng sản lượng, có nghĩa là năng suất lao động cận biên của khu vực nông nghiệp luôn dương. Do đó, tăng dân số cũng đem lại lợi ích nhất định, nên sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp có ảnh hưởng tới sản lượng khu vực nông nghiệp.

Do năng suất cận biên lao động trong khu vực nông nghiệp dương nên

để thu hút lao động sang khu vực công nghiệp, khu vực này cần phải trả

lương cao hơn mức tiền công của khu vực nông nghiệp. Mức lương ở khu vực công nghiệp ngày càng cao khi nhu cầu thu hút lao động của khu vực này tăng lên vì lao động rút khỏi nông nghiệp làm cho sản lượng nông nghiệp thấp đi dẫn tới giá sản phẩm của khu vực này tăng lên gây áp lực tăng lương ở khu

vực công nghiệp. Do vậy, bất lợi luôn thuộc về khu vực công nghiệp, mức độ

bất lợi tỉ lệ thuận với cầu về lao động khi khu vực này tái đầu tư sản xuất.

Đầu tư cho hai khu vc trong quá trình tăng trưởng

Để giảm bớt sự bất lợi cho khu vực công nghiệp theo Ranis và Fei cần tiến hành đầu tư song song cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp [96]. Vốn đầu tư của nền kinh tế tập trung chủ yếu từ khoản lợi nhuận để lại của khu vực công nghiệp (do tiết kiệm của khu vực nông nghiệp rất thấp). Đối với khu vực nông nghiệp, tiến hành ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất và sản lượng để lao động chuyển sang khu vực khác cũng không ảnh hưởng lớn tới đầu ra nông nghiệp. Do đó, lương thực vẫn cung ứng đầy đủ cho cả nền kinh tế nên không còn áp lực tăng lương đối với khu vực công nghiệp. Khu vực công nghiệp về dài hạn cần đầu tư theo chiều sâu để hạn chế sử dụng nhiều lao

động [97]. Bên cạnh đó, khu vực này cũng cần tiến hành mở rộng qui mô sản xuất phục vụ đủ tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu để đổi lấy hàng nông sản nước ngoài và những sản phẩm công nghiệp khác trong nước chưa sản xuất được. Mục đích của các biện pháp đầu tư trên nhằm giảm bớt ảnh hưởng tăng giá nông sản khi lao động chuyển sang khu vực công nghiệp chế biến.

Mặc dù năng suất lao động cận biên trong nông nghiệp dương nhưng có xu hướng giảm dần dẫn tới năng suất trung bình thấp xuống khi tăng thêm lao

động. Do đó, tỉ trọng đầu tư vào công nghiệp chế biến được ưu tiên tăng dần trong tương quan với tỉ trọng đầu tư vào nông nghiệp giảm đi [97]. Xu hướng

đầu tư trên cũng đem lại nguồn lợi gián tiếp cho nông nghiệp do sẽ có nhiều đầu vào hiện đại hơn phục vụ sản xuất thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp.

Mô hình quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp của Ranis và Fei đề cao vai trò của vốn và công nghệ đối với mối quan hệ tăng trưởng các khu vực. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp làm sản lượng khu vực này vẫn có khả năng tăng lên khi lao động rút sang khu vực công nghiệp. Đây là điểm tiến bộ so với lí thuyết của Ricardo và A.Lewis, hai lý thuyết cổ điển đã không đánh giá đúng vai trò của công nghệ đối với tăng năng suất nông nghiệp.

Đểđạt mục tiêu tăng trưởng bền vững, quan điểm của Ranis và Fei là đầu tư đồng thời cho hai khu vực, nhưng vẫn chú trọng hơn đối với khu vực công nghiệp do hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, vốn và kĩ năng quản lí là những yếu tố

khan hiếm đối với các nước đang phát triển, thật khó có thể tiến hành đầu tư đồng thời trên tất cả các lĩnh vực. Khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất cũng bị hạn chế vì do nguồn lực con người và tài chính. Do đó, một chiến lược

Một phần của tài liệu Quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)