thời kì trước. Xét về giá trị tương đối, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thể hiện sự gia tăng về mặt tốc độ sản lượng hoặc giá trị
sản lượng nông nghiệp, công nghiệp chế biến tại các thời điểm so sánh.
1.1.1.3. Quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến chế biến
Quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến
được thể hiện ở mức độđóng góp của mỗi khu vực vào tăng trưởng của khu vực kia cũng như tăng trưởng chung của nền kinh tế trong thời kì nghiên cứu. Mức độ đóng góp của hai khu vực cho nhau thể hiện ở: Thứ nhất, sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp chế biến. Đây là yếu tố quan trọng đánh giá mức độ thay đổi cơ cấu lao động trong các khu vực cũng như toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm của từng khu vực đối với khu vực kia cho biết sự phụ thuộc của từng khu vực đối sản phẩm của khu vực kia.
Thứ ba, quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến còn được đánh giá ở vốn đầu tư hàng năm, vốn tích luỹ (tài sản) ở mỗi khu vực, tác động tới tăng trưởng mỗi khu vực và tăng trưởng chung. Yếu tố
này ảnh hưởng tới tăng trưởng từng khu vực và sẽ tác động tới sự gắn kết các khu vực thông qua mức độ gia tăng sử dụng các yếu tốđầu vào từ các khu vực khác ở thời kì tiếp theo. Thứ tư, tác động của yếu tố thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế ảnh hưởng tới tăng trưởng khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Đây là yếu tố cầu ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng chung cũng như tăng trưởng của khu vực mỗi khu vực. Quá trình tiêu dùng ở từng khu vực sẽ là cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa các khu vực đó .
Như vậy, mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến sẽ bao gồm quan hệ dịch chuyển các yếu tố từ khu vực này sang khu vực kia thể hiện trên cả ba thị trường lao động, hàng hoá và vốn
trong một giai đoạn nhất định. Qua những dịch chuyển đó, có thể đánh giá
ảnh hưởng của mối quan hệ này tới tăng trưởng bền vững của một quốc gia,
điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá.
1.1.2. Đo lường tăng trưởng khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp chế biến
Có hai phương thức đo lường tăng trưởng hai khu vực, đó là: đo lường tăng trưởng theo giá trị tuyệt đối và đo lường tăng trưởng theo giá trị tương đối. Mục đích áp dụng đồng thời hai phương thức đo lường trên nhằm vừa đánh giá
được qui mô gia tăng sản lượng và vừa đánh giá được tốc độ gia tăng sản lượng của mỗi khu vực nêu trên, từ đó thấy được thành tựu và đóng góp của mỗi khu vực vào nền kinh tế trong mỗi thời kì.
1.1.2.1. Đo lường tăng trưởng tuyệt đối
Đo lường tăng trưởng tuyệt đối để thấy được sự gia tăng về qui mô sản lượng của mỗi khu vực trong một thời kì nhất định. Trong đó, đo lường tăng trưởng bằng giá trị tuyệt đối có hai phương thức: đo lường tăng trưởng bằng tuyệt
đối theo hiện vật, và đo lường tăng trưởng bằng tuyệt đối theo hình thức tiền tệ. Đo lường tăng trưởng tuyệt đối theo hiện vật
Tăng trưởng có thể đo bằng giá trị tuyệt đối theo hiện vật được thể hiện bằng mức độ gia tăng sản lượng trong một thời kì nhất định (thường tính bằng 1 năm) của khu vực nông nghiệp hoặc công nghiệp chế biến:
∆Y = Yt - Yt-1 (1.1) Trong đó:
∆Y là mức gia tăng sản lượng trong kỳ của khu vực nông nghiệp hoặc công nghiệp chế biến.
Yt và Yt-1 là mức sản lượng của kỳ hiện tại và kì trước của khu vực nông nghiệp hoặc công nghiệp chế biến.
Mức độ gia tăng sản lượng cho biết sự tăng trưởng qui mô sản xuất, mức tăng sức sản xuất của mỗi khu vực trong từng giai đoạn nhất định.
Đo lường tăng trưởng tuyệt đối theo tiền tệ
Tăng trưởng của mỗi khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến còn
được đo lường bằng sự gia tăng tuyệt đối về mặt tiền tệ:
∆Q = Qt - Qt-1 (1.2) Trong đó: Qt = ∑YtP0 và Qt-1 = ∑Yt-1P0 Yt,Yt-1: mức sản lượng của kì hiện tại và kì trước P0: mức giá của kì gốc Qt, Qt-1: Sản lượng tính theo hình thức tiền tệ tại thời kì hiện tại và thời kì gốc
∆Q: mức gia tăng sản lượng tính theo hình thức tiền tệ trong một thời kì Mức độ gia tăng sản lượng tính theo hình thức tiền tệ cho biết mức gia tăng sản lượng của từng khu vực trong kì nghiên cứu. Sự gia tăng này có thể
do những nguyên nhân: do tăng sản lượng hay qui mô sản xuất, hoặc do giá tăng, hoặc cả do qui mô sản lượng và giá cùng tăng. Chính vì vậy, đểđánh giá chính xác mức tăng trưởng của mỗi khu vực trong thời kì nhất định cần kết hợp đánh giá hai chỉ tiêu trên.
1.1.2.2. Đo lường tăng trưởng tương đối
Đo lường tăng trưởng tương đối cho biết mức độ gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì khác nhau của mỗi khu vực. Có hai phương pháp tính tăng trưởng theo giá trị tương đối, đó là: đo lường tăng trưởng tương đối theo hiện vật, đo lường tăng trưởng tương đối theo tiền tệ.
Đo lường tăng trưởng tương đối theo hiện vật
Mục đích đo lường tăng trưởng theo giá trị tương đối là nhận biết được sự biến động mức tăng giữa các thời kì. Đo lường tăng trưởng tương đối theo hiện vật được tính bằng công thức:
g = ) ( 1) t ( ) ( t t Q Q Q − − x 100 (%) (1.3)
Đo lường tăng trưởng bằng giá trị tương đối theo hiện vật cho biết mức
độ biến động sản lượng của khu vực nông nghiệp hoặc công nghiệp chế biến trong thời kì nghiên cứu.
Đo lường tăng trưởng tương đối theo tiền tệ g = ) 0 ( ) 1 ( ) 0 ( ) 1 ( ) 0 ( ) ( P Q P Q P Q t t t − − − x 100 (%) (1.4)
Đo lường tăng trưởng bằng giá trị tương đối theo tiền tệ cho thấy mức
độ biến động giá trị sản lượng mỗi khu vực trong thời kì nghiên cứu. Mức độ
biến động giá trị sản lượng này phụ thuộc vào hai nhân tố là sự thay đổi qui mô sản lượng và sự biến động về giá sản phẩm.
1.1.2.3. Đo lường quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến
Trong khuôn khổ luận án này, mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến được đo lường dựa vào bốn yếu tố sau:
Thứ nhất, tỉ trọng tiêu dùng hàng hoá của từng khu vực trong cơ cấu tiêu dùng (hoặc chi phí) của khu vực còn lại.
A = ∑ Ccb Cnn (1.5) Hoặc : A = ∑ Cnn Ccb (1.6) Cnn là tiêu dùng hàng hóa khu vực nông nghiệp của khu vực công nghiệp chế biến. ∑Ccb là tổng tiêu dùng của khu vực công nghiệp chế biến. Ccb là tiêu dùng hàng công nghiệp chế biến của khu vực nông nghiệp.
∑Cnnlà tổng tiêu dùng của khu vực nông nghiệp. Hệ số A càng lớn thì mức
Thứ hai, sự thay đổi cơ cấu lao động ở hai khu vực trong thời kì nghiên cứu. Cụ thể là sự thay đổi về tổng số lao động, tỉ trọng lao động trong tổng lao
động của cả nước ở mỗi khu vực tại thời điểm đầu và cuối thời kì nghiên cứu. Sự
thay đổi về cơ cấu lao động được tính như sau :
∆L = Lc- Lđ (1.7)
Và: gl =
∑ L
Li (1.8) Trong đó : ∆L là sự thay đổi về số lượng lao động ở mỗi khu vực trong thời kì nghiên cứu. Lc, Lđ là lao động của mỗi khu vực ở kì hiện tại, kì trước.
gl : là tỉ trọng lao động của mỗi khu vực, Li là tổng lao động của khu vực và
∑L là tổng lao động của nền kinh tế. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ biến động lao động của mỗi khu vực cũng như cả nền kinh tế.
Hai công thức 1.7 và 1.8 đánh giá khả năng thu hút lao động, cũng như sự
biến động về cơ cấu lao động của từng khu vực trong thời kì nghiên cứu.
Thứ ba, vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng mỗi khu vực cũng như tác động của vốn đầu tư tới quan hệ hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến và tăng trưởng kinh tế chung. Vai trò của yếu tố này thể hiện
ở qui mô đầu tư và tỉ trọng vốn đầu tư mỗi khu vực trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế trong thời kì nghiên cứu và tốc độ tăng vốn đầu tư:
gk =
∑IiI (1.9) Trong đó :
gk là tỉ trọng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp hoặc công nghiệp chế
biến. Ii là vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp hoặc công nghiệp chế biến.
∑I là tổng vốn đầu tư của nền kinh tế.
Thông qua hoạt động đầu tư vào từng khu vực, nhu cầu về lao động cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm của khu vực còn lại cũng thay đổi, mối quan hệ này thể hiện thông qua sự liên hệ dọc và ngang giữa các khu vực.
Thứ tư, tác động của yếu tố thương mại (gồm cả thương mại quốc tế) tới quan hệ hai khu vực thể hiện khối lượng, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu của hai khu vực trong tương quan tăng trưởng xuất khẩu của mỗi khu vực và cả nền kinh tế. Cụ thể:
gi
∑ X
Xi (1.10) Trong đó : gi là tỉ trọng hàng xuất khẩu của mỗi khu vực.
- Xi, ∑X là xuất khẩu của từng khu vực, nền kinh tế có thể tính theo giá trị hoặc khối lượng.
Chỉ tiêu (1.10) đánh giá vai trò của từng khu vực đối với tạo nguồn thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của mỗi quốc gia. Hệ số gxk càng lớn thì mức độđóng góp của mỗi khu vực vào nền kinh tế càng lớn.
Bốn yếu tố nêu trên đo lường quan hệ hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố cho biết mức độ
phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực qua tiêu dùng của từng khu vực cũng như
toàn bộ nền kinh tế. Do đó, bốn yếu tố này vừa đo lường mối quan hệ bên trong vừa đo lường quan hệ hai khu vực với bên ngoài như một tổng thể.
1.2. VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG HAI KHU VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG HAI KHU VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
1.2.1. Vai trò của tăng trưởng khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế
1.2.1.1. Vai trò của tăng trưởng nông nghiệp đối với nền kinh tếTăng trưởng nông nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Tăng trưởng nông nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế
vì bốn lí do: thứ nhất, tăng trưởng nông nghiệp là cơ sở cung ứng lương thực trong nước; thứ hai, tăng trưởng nông nghiệp là cơ sở cung ứng các yếu tố sản xuất; thứ ba tăng trưởng nông nghiệp sẽ phát triển thị trường hàng hoá giữa
các khu vực do nhu cầu về hàng hoá giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến; thứ tư, tăng trưởng nông nghiệp tạo nguồn ngoại tệ cho công nghiệp hoá. Cụ thể là:
Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước
Theo Rostow, tăng trưởng khu vực nông nghiệp là cơ sở bảo đảm khả
năng cung ứng lương thực cho toàn xã hội. Nền kinh tế có thể tiến tới giai đoạn cất cánh chỉ khi có cách mạng nông nghiệp, tức là đạt được tăng trưởng nhất
định trong nông nghiệp và có thặng dư sản phẩm nông nghiệp [100]. Khi khu vực nông nghiệp tạo ra mức sản lượng vượt nhu cầu lương thực cơ bản và có thặng dư, tức là có tăng năng suất trong nông nghiệp thì các khu vực khác mới có điều kiện phát triển.
Nếu khu vực nông nghiệp không đáp ứng đủ lương thực cả xã hội, sẽ nảy sinh nhu cầu nhập khẩu lương thực, nhưng nhu cầu này chỉđược đáp ứng khi có lượng hàng hoá khác xuất khẩu tương ứng. Đây là một vấn đề rất khó thực hiện nếu trong nước không có những sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ lớn đối ứng phục vụ nhập khẩu lương thực. Do đó, để đảm bảo ổn định lương thực trong nước thì cần đạt được tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp.
Thứ hai, cung ứng các yếu tố sản xuất
Tăng trưởng khu vực nông nghiệp sẽ là cơ sở cung ứng một số yếu tốđầu vào sản xuất cho nền kinh tế. Thứ nhất, lao động cung ứng cho các khu vực khác của nền kinh tế chủ yếu lấy từ khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, để có lao động cung ứng cho các khu vực khác thì khu vực nông nghiệp cần phải tăng năng suất và thừa lao động, tức là phải đạt tăng trưởng trong nông nghiệp. Tăng trưởng ở
nhiều nước Đông Nam Á trong vài thập niên vừa qua một phần quan trọng phụ
thuộc vào nhân công giá rẻ chuyển từ nông nghiệp sang các khu vực khác [103]. Thứ hai, tiết kiệm và tích luỹ của khu vực nông nghiệp là nguồn vốn ban
được hình thành theo hai hình thức tự nguyện và không tự nguyện [76]. Các khoản tiết kiệm hay tích luỹ của chủ đồn điền hoặc nông dân được xem là khoản tiết kiệm tự nguyện. Các khoản tiết kiệm không tự nguyện gồm những khoản thuế đánh vào khu vực nông nghiệp hoặc nhà nước thu lại một phần hoa lợi sau khi nông dân thu hoạch vụ mùa. Khi các quốc gia tiến hành công nghiệp hoá thì nguồn vốn đầu tiên được huy động chính là khoản tiết kiệm từ khu vực nông nghiệp. Do đó, tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tới quá trình công nghiệp hoá mỗi quốc gia.
Thứ ba, hình thành nên thị trường hàng hoá
Nhu cầu của khu vực nông nghiệp về các sản phẩm chế biến được hình thành một cách tự động khi nông nghiệp đạt được thành tựu tăng trưởng nhất
định. Trong giai đầu đoạn tăng trưởng kinh tế, khu vực nông nghiệp là nơi tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của khu vực công nghiệp chế biến, và sẽ có sự tác động qua lại giữa khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến trong quá trình tăng trưởng. Khi khu vực công nghiệp chế biến phát triển, cần mở rộng thị trường tiêu thụ, ngược lại năng suất ở khu vực nông nghiệp tăng cũng cần hỗ trợ của khu vực công nghiệp chế biến và từđó hình thành nên các thị trường.
Thứ tư, tạo nguồn ngoại tệ phục vụ công nghiệp hoá
Trong thời kì đầu tăng trưởng, nguồn ngoại tệ quan trọng nhất đem lại cho các nước đang phát triển là xuất khẩu sản phẩm thô. Như vậy, nông sản xuất khẩu là nguồn ngoại tệ quan trọng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ phát triển kinh tế. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của tăng trưởng nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia.
1.2.1.2. Vai trò của tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế nền kinh tế
Tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến có vai trò đặc biệt quan