Mô hình của Ranis và Fei: công nghiệp hoá gắn với đầu tư tổng

Một phần của tài liệu Quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến việt nam (Trang 55 - 78)

Dựa vào một số phân tích của Lewis, Ranis và Fei cũng tiến hành đánh giá mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp với những giả định khác với quan niệm của các nhà kinh tế học cổđiển. Mô hình của Ranis và Fei không dựa trên giả định là cung lao động không hạn chế, sự

dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang khu vực khác đều tác động tới sản lượng nông nghiệp [96].

S dch chuyn lao động trong quá trình công nghip hoá

Lao động trong nông nghiệp tăng lên sẽ làm tăng sản lượng, có nghĩa là năng suất lao động cận biên của khu vực nông nghiệp luôn dương. Do đó, tăng dân số cũng đem lại lợi ích nhất định, nên sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp có ảnh hưởng tới sản lượng khu vực nông nghiệp.

Do năng suất cận biên lao động trong khu vực nông nghiệp dương nên

để thu hút lao động sang khu vực công nghiệp, khu vực này cần phải trả

lương cao hơn mức tiền công của khu vực nông nghiệp. Mức lương ở khu vực công nghiệp ngày càng cao khi nhu cầu thu hút lao động của khu vực này tăng lên vì lao động rút khỏi nông nghiệp làm cho sản lượng nông nghiệp thấp đi dẫn tới giá sản phẩm của khu vực này tăng lên gây áp lực tăng lương ở khu

vực công nghiệp. Do vậy, bất lợi luôn thuộc về khu vực công nghiệp, mức độ

bất lợi tỉ lệ thuận với cầu về lao động khi khu vực này tái đầu tư sản xuất.

Đầu tư cho hai khu vc trong quá trình tăng trưởng

Để giảm bớt sự bất lợi cho khu vực công nghiệp theo Ranis và Fei cần tiến hành đầu tư song song cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp [96]. Vốn đầu tư của nền kinh tế tập trung chủ yếu từ khoản lợi nhuận để lại của khu vực công nghiệp (do tiết kiệm của khu vực nông nghiệp rất thấp). Đối với khu vực nông nghiệp, tiến hành ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất và sản lượng để lao động chuyển sang khu vực khác cũng không ảnh hưởng lớn tới đầu ra nông nghiệp. Do đó, lương thực vẫn cung ứng đầy đủ cho cả nền kinh tế nên không còn áp lực tăng lương đối với khu vực công nghiệp. Khu vực công nghiệp về dài hạn cần đầu tư theo chiều sâu để hạn chế sử dụng nhiều lao

động [97]. Bên cạnh đó, khu vực này cũng cần tiến hành mở rộng qui mô sản xuất phục vụ đủ tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu để đổi lấy hàng nông sản nước ngoài và những sản phẩm công nghiệp khác trong nước chưa sản xuất được. Mục đích của các biện pháp đầu tư trên nhằm giảm bớt ảnh hưởng tăng giá nông sản khi lao động chuyển sang khu vực công nghiệp chế biến.

Mặc dù năng suất lao động cận biên trong nông nghiệp dương nhưng có xu hướng giảm dần dẫn tới năng suất trung bình thấp xuống khi tăng thêm lao

động. Do đó, tỉ trọng đầu tư vào công nghiệp chế biến được ưu tiên tăng dần trong tương quan với tỉ trọng đầu tư vào nông nghiệp giảm đi [97]. Xu hướng

đầu tư trên cũng đem lại nguồn lợi gián tiếp cho nông nghiệp do sẽ có nhiều đầu vào hiện đại hơn phục vụ sản xuất thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp.

Mô hình quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp của Ranis và Fei đề cao vai trò của vốn và công nghệ đối với mối quan hệ tăng trưởng các khu vực. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp làm sản lượng khu vực này vẫn có khả năng tăng lên khi lao động rút sang khu vực công nghiệp. Đây là điểm tiến bộ so với lí thuyết của Ricardo và A.Lewis, hai lý thuyết cổ điển đã không đánh giá đúng vai trò của công nghệ đối với tăng năng suất nông nghiệp.

Đểđạt mục tiêu tăng trưởng bền vững, quan điểm của Ranis và Fei là đầu tư đồng thời cho hai khu vực, nhưng vẫn chú trọng hơn đối với khu vực công nghiệp do hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, vốn và kĩ năng quản lí là những yếu tố

khan hiếm đối với các nước đang phát triển, thật khó có thể tiến hành đầu tư đồng thời trên tất cả các lĩnh vực. Khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất cũng bị hạn chế vì do nguồn lực con người và tài chính. Do đó, một chiến lược

đầu tư theo lộ trình có ưu tiên tới những lĩnh vực thu hút nhiều lao động và mang lại lợi nhuận cao là rất cần thiết đối với các nước đang phát triển. Những vấn đề

này được mô hình của Oshima Harry phân tích rất rõ trong lý thuyết về công nghiệp hóa ở các quốc gia châu Á.

1.3.4. Mô hình ca Oshima Harry v quá trình công nghip hoá

các nước châu Á

Mô hình công nghiệp hoá của Oshima Harry tính tới sự khác biệt về sản xuất và hoạt động kinh tế châu Á so với các nước Âu Mỹ. Ba mô hình công nghiệp hóa trên được nghiên cứu ở các nước Âu Mỹ, trong khi mô hình của Oshima lại nghiên cứu mối quan hệ hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp ở

các nước châu Á có những đặc điểm sản xuất mang tính đặc thù. Tính thời vụ

trong sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia châu Á rất cao, tại thời điểm mùa vụ ở khu vực nông nghiệp vẫn thiếu lao động, và dư thừa lao động vào những thời

điểm khác trong năm [87]. Việc dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp sẽ ảnh hưởng tới sản lượng nông nghiệp do đặc

điểm sản xuất ở khu vực châu Á: sản lượng nông nghiệp được tạo ra phụ thuộc vào thời đỉnh điểm của mùa vụ, tại thời điểm này không có dư thừa lao động. Vấn đề này không được đề cập ở các lý thuyết nêu trên.

Việc đầu tư đồng thời hai khu vực theo quan điểm của Ranis và Fei, hoặc vấn đề hiệu suất của khu vực nông nghiệp và khả năng xuất khẩu công nghiệp để nhập khẩu lương thực theo Ricardo là đúng, nhưng rất khó thực hiện ở các nước đang phát triển do các nước này thiếu vốn, ngoại tệ và trình

độ quản lí bị hạn chế [87]. Với quan điểm hướng tới nền kinh tế phát triển, mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp cần được

chia thành từng giai đoạn với những mục tiêu và định hướng phát triển khác nhau [88]. Cụ thể là:

Trong giai đoạn đầu tiên, tạo việc làm cho lao động tại khu vực nông nghiệp trong thời gian nhàn rỗi, tăng cường đầu tư phát triển cho nông nghiệp là mục tiêu quan trọng nhất. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở các nước châu Á gió mùa có tính thời vụ cao và thất nghiệp mang tính mùa vụ rất trầm trọng tại nơi có nền sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân tán.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, ngành nông nghiệp cần tiến hành đa dạng hoá sản xuất, mở rộng chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và trồng rừng. Hình thức phát triển này phù hợp với khả năng vốn đầu tư, trình độ kĩ thuật nông nghiệp trong giai đoạn này.

Do có nhiều việc làm hơn dẫn tới thu nhập của lao động nông nghiệp cũng tăng lên, và tiêu dùng cũng tăng theo. Trong giai đoạn này, vai trò của nhà nước rất quan trọng, khu vực nông nghiệp cần nhà nước hỗ trợđầu tư cơ sở

hạ tầng, hệ thống giáo dục và điện khí hoá nông thôn. Trên cơ sở đó hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ nông nghiệp cũng sẽ được cải tiến bao gồm: cải tiến tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ tín dụng nông nghiệp [87]. Tất cả các biện pháp nêu trên cần vốn

đầu tư không lớn so với đầu tư vào công nghiệp và là cơ sở tăng sản lượng nông nghiệp. Sản lượng nông nghiệp tăng lên trong giai đoạn này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia vì giảm nhập khẩu lương thực hoặc tiến tới xuất khẩu lương thực để nhập khẩu máy móc cho những ngành khác sử

dụng nhiều lao động. Đến cuối giai đoạn thứ nhất, số lượng và chủng loại các nông sản đa dạng với qui mô lớn, yêu cầu chế biến nông sản đặt ra hết sức bức bách nhằm tăng cường tính chất hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp, yêu cầu phát triển công nghiệp và thương mại với qui mô lớn đã xuất hiện.

Giai đoạn thứ hai, giải quyết đầy đủ việc làm cho người lao động ở cả

hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Trong giai đoạn này, cần đầu tư cho hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu [88]. Tiếp tục đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp lương

thực, thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ, thủ công mĩ nghệ; các ngành công nghiệp sản xuất công cụ sản xuất, phân bón thuốc trừ sâu phục vụ cho khu vực nông nghiệp cũng được tăng cường đầu tư. Để phát triển các khu vực trên, cần có sự đồng bộ trong sản xuất, vận chuyển đến hỗ trợ tín dụng và nhiều ngành liên quan khác. Đến cuối giai đoạn này, cầu về lao động trong các khu vực tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động làm cho thị trường lao động bắt đầu bị

thu hẹp và lương thực tế có xu hướng tăng lên.

Ở giai đoạn cuối cùng, các nước sẽ tiến hành phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm cầu về lao động sau khi lao động đã có việc làm

đầy đủ. Sau giai đoạn 2, các khu vực kinh tế trong nước phát triển khá mạnh, trong đó khu vực nông nghiệp qui mô tăng lên làm tăng cầu lao động, dẫn tới lương tại khu vực này tăng, nhiều ngành công nghiệp tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất đã phát triển từ thay thế nhập khẩu sang xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Đặc biệt, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm do đòi hỏi về vốn ít, công nghệ dễ học hỏi, thị trường dễ tìm và sản phẩm có khả năng cạnh tranh ở nước ngoài dẫn tới xuất khẩu của khu vực công nghiệp chế biến tăng nhanh. Quan điểm đầu tư theo lộ trình phát triển có ý nghĩa rất lớn đối với các nước đang phát triển do vốn là yếu tố khan hiếm.

Bên cạnh đó, khu vực dịch vụ cũng phát triển phục vụ cho khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến trong quá trình công nghiệp hoá. Sự

phát triển của các khu vực trong nền kinh tế dẫn tới khan hiếm lao động do đó cần phát triển theo chiều sâu tất cả các khu vực kinh tế làm giảm cầu về lao

động. Khu vực nông nghiệp hướng tới sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao

động, công nghệ sinh học ứng dụng vào sản xuất để tăng năng suất và sản lượng. Và khu vực công nghiệp cũng tiến tới sử dụng công nghệ mới hiện đại thay thế lao động nhằm giảm nhu cầu về lao động đang khan hiếm, tiếp tục thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu dẫn tới thay

đổi cơ cấu sản xuất trong nước [88].

Như vậy, mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế trở nên ngày càng chặt chẽ trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá ở các nước châu Á. Sự

phát triển được bắt đầu từ chỗ tạo việc làm cho lao động nông nghiệp tại chính khu vực này, theo đó thu nhập của lao động cũng tăng lên tương ứng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng thị trường trong nước đối với khu vực công nghiệp. Oshima cho rằng quá trình tăng trưởng kinh tế phải dựa vào tích luỹ và phát triển của đồng thời hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp, trong

đó điểm xuất phát là nông nghiệp. Khác với những mô hình hai khu vực trước, mô hình của Oshima có đề cập tới vai trò của khu vực dịch vụ đối với sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp. Đây là điểm tiến bộ hơn so với ba lí thuyết vừa phân tích trước đó.

1.3.5. Mô hình công nghip hoá ca Liên Bang Xô Viết

Trình độ kĩ thuật của Liên bang Xô Viết khi mới được thành lập rất thấp, lao động trong khu vực công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ [93]. Tính thương mại trong khu vực nông nghiệp nhỏ nhưng những hộ nông dân giàu vẫn đóng vai trò chi phối đời sống kinh tế, chính trị cả nước. Đầu năm 1921, Đảng Cộng sản Liên Xô đã xây dựng Chính sách Kinh tế mới đem lại nhiều lợi ích cho nông dân, nông dân được hưởng phần lớn hoa lợi do họ sản xuất ra, các khoản nộp nghĩa vụ giảm mạnh [93]. Ngược lại, lao

động ở khu vực công nghiệp phải đối mặt với thiếu lương thực trầm trọng, một phần quan trọng do thiếu hàng tiêu dùng nên nông dân không muốn bán lương thực ra thị trường.

Công nghiệp hoá ở Liên Bang Xô Viết gắn liền với tích luỹ tư bản nguyên thuỷ của chủ nghĩa xã hội: khu vực công nghiệp có tỉ trọng tương đối nhỏ, chỉ gồm một số cơ sở sản xuất công nghiệp qui mô lớn trong tương quan với khu vực nông nghiệp rộng lớn gồm nhiều địa chủ giàu có. Do đó, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng gắn liền với quá trình công nghiệp hoá với sự chuyển dịch nguồn lực từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp. Vai trò của khu vực nông nghiệp đối với quá trình công nghiệp hoá hay chính xác hơn là đối với việc phát triển công nghiệp nặng của chủ nghĩa xã hội thể hiện

ở những điểm sau: công nghiệp nặng phát triển đóng vai trò quan trọng trong tạo thế cân bằng với các nước tư bản chủ nghĩa; có thể đuổi kịp các nước tư

bản chủ nghĩa về trình độ phát triển thông qua mô hình sản xuất xã hội chủ

nghĩa siêu việt. Tăng trưởng kinh tế cao phụ thuộc vào tăng trưởng của công nghiệp nặng chứ không phải phụ thuộc vào nông nghiệp [94].

Trong nền kinh tế đóng, qui mô công nghiệp chỉ được mở rộng trong

điều kiện dựa trên phí tổn của khu vực tư nhân, điển hình ở đây là khu vực nông nghiệp thông qua cơ chế trao đổi bất cân bằng [95]. Cụ thể, lương thực

đổi lấy hàng tiêu dùng diễn ra trong điều kiện không có lợi cho nông dân, giá nông sản do nhà nước ấn định ở mức thấp, hàng tiêu dùng được định giá cao. Với chính sách phát triển này, khu vực tư nhân bị thu hẹp nhanh chóng, điều kiện thương mại suy giảm, lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp một phần chuyển sang làm cho các nông trang thay vì tự đứng ra canh tác thu hoa lợi như trước đây, phần còn lại chuyển sang làm việc tại khu vực công nghiệp. Với lương thực tế thấp làm tăng lợi nhuận của khu vực công nghiệp, dẫn tới qui mô sản xuất công nghiệp nặng được mở rộng nhanh chóng [93]. Trong khi khu vực nông nghiệp, giá nông sản vẫn thấp làm cho thu nhập của khu vực này cũng thấp đi tương đối. Hệ quả tiêu cực của chính sách này trong dài hạn sẽ triệt tiêu động lực sản xuất của khu vực nông nghiệp.

Quá trình công nghiệp hoá dựa trên phí tổn của khu vực nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp mà còn làm xuất hiện thị trường đen với giá nông sản được định rất cao. Vấn đề này ảnh hưởng tới hiệu quả điều hành giá nông sản thấp của nhà nước trong dài hạn. Phương thức duy nhất đảm bảo lương thực cho nhóm lao động làm việc ở khu vực công nghiệp là nhà nước tiến hành phân phối lương thực, thực phẩm. Thực tế

Một phần của tài liệu Quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến việt nam (Trang 55 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)