làm và tăng thu nhập cho người lao động. Như vậy, mối quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực này góp phần quan trọng vào bình ổn thị trường lao động trong nước.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
Mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là yêu cầu tất yếu của các nước để mỗi nước khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của mình. Do đó, mức độ tác động từ bên ngoài vào nền kinh tế trong nước cũng tăng lên. Các nước cần tìm ra giải pháp đối phó với những tác động tiêu cực từ bên ngoài có thểảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế chung. Việc gia tăng mối liên kết giữa các ngành và khu vực như là một biện pháp an toàn và hợp lý đối với nền kinh tế
tránh tác động bất lợi của hội nhập.
Cụ thể, do sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài dẫn tới nền kinh tế
chịu những tác động tiêu cực nhất định khi nền kinh tế khu vực và thế giới biến
đổi không thuận lợi dẫn tới ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế. Thị trường trong nước sẽ là yếu tố giúp giảm thiểu các cú sốc bên ngoài gây bất lợi cho hoạt động sản xuất của các khu vực kinh tế trong nước. Do vậy, mối quan hệ
tăng trưởng hai khu vực sẽ giúp cho tăng trưởng kinh tế chung bền vững hơn.
1.2.3. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến công nghiệp chế biến
Tăng trưởng của mỗi khu vực phụ thuộc vào hoạt động sản xuất và tiêu dùng của khu vực đó. Theo cách tiếp cận truyền thống, tăng trưởng sẽ phụ
thuộc vào các yếu tố vốn, lao động, đất đai và công nghệ [69]. Bên cạnh đó, tăng trưởng mỗi khu vực còn phụ thuộc vào những yếu tố mang tính đặc thù khác. Cụ thể, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào vốn, lao
lại [75], [97]. Tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến phụ thuộc vào vốn, lao động, đất đai, nguyên liệu sản xuất, thương mại, công nghệ và chính sách phát triển khu vực nông nghiệp...