Tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến cũng phụ thuộc hoạt động sản xuất và tiêu dùng của khu vực này. Hoạt động sản xuất của khu vực phụ
thuộc vào công nghệ, lao động, vốn, đất đai, nguyên liệu, thương mại cũng như tăng trưởng của khu vực nông nghiệp. Để huy động được các yếu tố này phục vụ sản xuất thì vai trò của chính sách phát triển công nghiệp chế biến, chính sách thương mại và giá nông sản rất quan trọng. Những vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể sau đây:
Thứ nhất, lao động tác động trực tiếp tới tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến
Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất của khu vực chế biến. Yếu tố lao động được xét trên cả hai khía cạnh đó
là số lượng lao động và chất lượng lao động. Tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế biến phụ thuộc cả vào số lao động làm việc trong khu vực này cũng như chất lượng lao động. Nguồn lao động dồi dào có trình độ chuyên môn đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng cao tại khu vực công nghiệp chế biến trong dài hạn.
Thứ hai, vốn tác động trực tiếp tới tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến
Vốn đầu tư hàng năm hình thành nên vốn tích luỹ của khu vực được xem là nhân tố quyết định tới tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế
biến. Tốc độ tăng trưởng tỉ lệ thuận với tỉ lệ gia tăng vốn tích luỹ trong mỗi thời kì vào khu vực chế biến (hệ số ICOR) [68]. Do vậy, mỗi quốc gia muốn có tốc độ tăng trưởng khu vực chế biến cao cần đầu tư vốn cho khu vực này một cách tương ứng.
Thứ ba, vai trò của yếu tố công nghệ
Công nghệ ảnh hưởng tới tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế
biến cả trong ngắn và dài hạn [102]. Do đặc điểm sản xuất của khu vực này gắn liền với sử dụng máy móc, thiết bị nên công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng năng suất khu vực công nghiệp chế biến. Việc ứng dụng phương thức sản xuất hiện đại cũng như công nghệ mới vào sản xuất làm tăng năng suất trong khu vực công nghiệp chế biến tác động tích cực tới tăng trưởng ở khu vực này.
Thứ tư, yếu tố đất đai là cơ sở để khu vực công nghiệp chế biến tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
Đất đai là cơ sở để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực kinh tế. Trong điều kiện qui mô sản xuất nhỏ, mặt bằng sản xuất hạn chế và không thuận lợi, nhiều ngành chế biến sẽ không phát huy được lợi thế
theo qui mô để tăng năng suất và sản lượng đầu ra, dẫn tới hạn chế tăng trưởng trong khu vực này.
Thứ năm, vai trò của nguyên vật liệu đối với sản xuất công nghiệp chế biến
Các nguồn nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh tế trong khu vực công nghiệp chế biến. Tính ổn định cũng như chất lượng của nguyên liệu đầu vào (đặc biệt là các nguyên liệu có nguồn gốc từ nông nghiệp) ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm
đầu ra của khu vực công nghiệp chế biến. Khả năng chủđộng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cũng sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng trong khu vực này.
Thứ sáu, thương mại tác động tới tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến
Yếu tố thương mại cụ thể là chính sách thương mại ảnh hưởng tới khả
năng tiêu thụ sản phẩm chế biến trên thị trường trong nước và quốc tế, qua đó tác
động tới tăng trưởng khu vực này. Chính sách thương mại cũng như hệ thống phân phối sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất của từng khu vực vì đây là yếu tốảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong điều kiện tự do thương mại, yếu tố này sẽ cơ cấu lại hoạt động sản xuất của các ngành trên cơ sở khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực trong nước.
Thứ bảy, giá nông sản ảnh hưởng tới tăng trưởng công nghiệp chế biến. Yếu tố này tác động tới đời sống người lao động trong khu vực công nghiệp chế biến và chi phí đầu vào một số ngành chế biến thực phẩm. Do vậy, mức giá phù hợp sẽ kích thích tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến. Để đạt được mức giá phù hợp thì khu vực nông nghiệp cần phải tăng trưởng đáp
ứng được những nhu cầu trên.
Thứ tám, chính sách phát triển công nghiệp chế biến
Chính sách cũng như chiến lược phát triển công nghiệp chế biến ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển các ngành nghề cụ thể của khu vực này. Một chính sách liên quan được ban hành có thể là cơ hội phát triển đối với một số
Mức độ và phạm vi tác động của các nhân tố trên đối với tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến ở chừng mực nào đó có sự khác nhau. Các nhóm nhân tố như đất đai, lao động, vốn, công nghệ hay nguyên liệu đầu vào là nhóm nhân tốđầu ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của khu vực qua đó tác
động tới tăng trưởng của khu vực này. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước trong việc ban hành chính sách phát triển đối với khu vực công nghiệp chế biến có thể định hướng lại lĩnh vực và mức độ đầu tư đối với các ngành chế biến, từ đó ảnh hưởng tới tăng trưởng của cả nền kinh tế.
1.2.4. Các nhân tố tác động tới quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến
Để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa và tăng trưởng bền vững, mỗi nước cần có chính sách cụ thể thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến gắn với khu vực nông nghiệp trong từng giai đoạn. Trong khi đó, tăng trưởng mỗi khu vực lại phụ thuộc vào hoạt động sản xuất và tiêu dùng như đã đề cập ở
mục 1.2.3. Yếu tố chính sách đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gắn kết và thúc đẩy tăng trưởng hai khu vực này. Đây là yếu tố sẽ quyết định tới khả
năng huy động các nguồn lực phục vụ tăng trưởng hai khu vực trong dài hạn, qua đó làm thay đổi nhu cầu sử dụng sản phẩm của khu vực còn lại [75]. Từ đó, mức độ phụ thuộc giữa hai khu vực trong quá trình tăng trưởng sẽ thay
đổi. Cụ thể, những chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ này sẽ là chính sách định hướng và phân bổ đầu tư, chính sách tài chính, chính sách thương mại, chính sách phát triển nhân lực, chính sách trợ giá nông nghiệp và chính sách phát triển công nghệ.
1.2.4.1. Định hướng và phân bổ nguồn lực đầu tư cho các khu vực trong nền kinh tế
Vốn đầu tư ảnh hưởng tới tăng trưởng của từng khu vực, mức độ đầu tư
vực vì tăng trưởng mỗi khu vực quan hệ tỉ lệ thuận với tỉ lệ vốn đầu tư [68]. Qua đó, cơ cấu tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng của mỗi khu vực sẽ thay đổi [75]. Do vậy, định hướng và phân bổ nguồn lực đầu tư sẽ làm thay
đổi mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực.
Các nước xã hội chủ nghĩa cũ thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng dựa trên tổn hao của khu vực nông nghiệp, đồng thời xem nhẹ vai trò công nghiệp chế biến. Kết quả của chính sách này dẫn tới mối quan hệ hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến bị phá vỡ, tăng trưởng kinh tế chung không bền vững. Ngược lại, một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan trong thời kì đầu công nghiệp hoá ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh phát triển nông nghiệp phục vụ hoạt
động sản xuất chế biến và đời sống. Với chiến lược phát triển kinh tế như vậy, các nước này đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại. Chính sách đầu tư đồng thời chính sách phát triển công nghiệp chế biến gắn liền phát triển nông nghiệp trên qui mô lớn có sựđiều chỉnh trong từng giai đoạn là điều kiện quyết định tới sự tăng trưởng bền vững ở hai khu vực [87].
1.2.4.2. Chính sách tài chính và tín dụng
Tỉ lệ tiết kiệm ở các nước đang phát triển thường thấp, đặc biệt là tiết kiệm trong nông nghiệp. Để tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất các cá nhân, doanh nghiệp cần huy động vốn từ những nguồn khác nhau. Chính sách tín dụng đối với từng ngành trong mỗi khu vực sẽ tác động tới khả năng mở rộng qui mô của ngành đó. Khi qui mô của từng ngành thay đổi sẽ làm thay đổi nhu cầu về sản phẩm khu vực còn lại. Như vậy, chính sách tài chính và tín dụng đã tác động đến tỉ lệ tiêu dùng trung gian của mỗi khu vực. Qua đó, mức
độ gắn kết giữa các ngành trong hai khu vực sẽ thay đổi thông qua liên kết ngược và liên kết xuôi [75].
1.2.4.3. Chính sách thương mại
Chính sách thương mại được chia thành hai nhóm: thứ nhất, các chính sách đối với thị trường nội địa. Tiêu dùng trong nước là yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng mỗi khu vực [75]. Tiêu dùng trong nước được cấu thành bởi tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng. Vấn đề phát triển kênh phân phối, tự do thông thương nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng cuối cùng và trung gian thì định hướng phát triển thương mại nội địa có vai trò rất quan trọng. Thứ hai, các chính sách thương mại quốc tế tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu [75]. Trong điều kiện tự do hóa thương mại các ngành có thể khai thác lợi thế so sánh của mình, kích thích sản xuất trong nước phát triển. Cầu về
hàng trong nước và hoạt động thương mại quốc tế thay đổi dẫn tới cơ cấu kinh tế các ngành cũng thay đổi. Và như phân tích ở phần trên thì đây sẽ là yếu tố
tác động tới mối quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực.
1.2.4.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Số lượng và chất lượng lao động ảnh hưởng tới tăng trưởng từng khu vực cũng như sự thành công của quá trình công nghiệp hoá mỗi quốc gia [96]. Do vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn tới chất lượng lao động trong dài hạn. Lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp chế biến và các khu vực khác cần được đào tạo để có thể
tiếp cận với công nghệ, phương thức sản xuất mới. Chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề, gắn với chiến lược công nghiệp hóa quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Qua đó, mức độ liên kết giữa các khu vực sẽ tăng lên và tăng trưởng chung bền vững hơn.
1.2.4.5. Chính sách trợ giá nông nghiệp
Do sản xuất trong khu vực nông nghiệp có nhiều rủi ro khách quan, nên các nước có những biện pháp hỗ trợ hoạt động sản xuất ở khu vực này. Trong
đó, nhóm biện pháp trợ giá hoặc hỗ trợ sản xuất có tác động tới giá nông sản,
ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và tiêu dùng ở các khu vực khác.
Trong điều kiện không có sự can thiệp từ phía nhà nước, giá nông sản có xu hướng sẽ tăng tương đối so với giá sản phẩm chế biến vì tăng sản lượng lương thực thường khó hơn so với tăng sản lượng hàng chế biến. Giá lương thực tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người lao động ở khu vực công nghiệp chế biến, tạo áp lực tăng lương ở khu vực này. Áp lực tăng lương dẫn tới giảm lợi nhuận của cả khu vực, qua đó khả năng tái đầu tư giảm xuống, tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến và cả nền kinh tế cũng giảm theo.
Giả sử nhà nước tác động vào giá nông sản dẫn tới giá nông sản
được định quá thấp làm giảm thu nhập của khu vực này. Khi thu nhập của khu vực thấp thì khả năng tiêu dùng sản phẩm công nghiệp chế biến sẽ
giảm mạnh, vì mức tiêu dùng các sản phẩm này phụ thuộc vào phần thu nhập thặng dư sau khi đã mua sản phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản. Khi tiêu dùng của khu vực này đối với sản phẩm công nghiệp chế biến giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế biến [77]. Như
vậy, định giá quá cao hoặc quá thấp đều không tốt đối với mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực cũng như tăng trưởng kinh tế chung và cần có sự điều chỉnh cho phù hợp trong từng giai đoạn.
1.2.6.6. Chính sách phát triển công nghệ quốc gia
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở cả hai khu vực là cơ sở để tăng năng suất và sản lượng từng khu vực. Sự khác biệt về mức độ ứng dụng công nghệ của mỗi khu vực dẫn tới tỉ lệ tiêu dùng trung gian của từng khu vực về sản phẩm của khu vực còn lại bị thay đổi, tức là làm thay đổi mối quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực.
Đối với khu vực nông nghiệp, các chính sách khuyến nông, ứng dụng giống mới phát huy hiệu quả tích cực sẽ làm tăng năng suất. Qua đó, điều
kiện thương mại (term of trade) giữa sản phẩm công nghiệp chế biến với sản phẩm nông nghiệp trở nên bớt xấu đi khi khu vực công nghiệp chế biến có tốc
độ tăng trưởng cao. Nguyên nhân là khu vực công nghiệp chế biến thường tích cực ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất làm tăng năng suất dẫn tới nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp cho sản xuất cũng tăng lên [65]. Do đó, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ vào sản xuất đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh lại điều kiện thương mại giữa các khu vực kinh tế. Nhóm chính sách này có ảnh hưởng rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế cả ngắn và dài hạn.
Như vậy, tăng trưởng của từng khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến cũng như mối quan hệ giữa chúng chịu tác động của những yếu tố
mang tính định hướng và chính sách quốc gia trong mỗi thời kì. Những yếu tố
này sẽ ảnh hưởng tới khả năng giải phóng nguồn lực ở mỗi khu vực và sự liên kết hai giữa hai khu vực. Nền kinh tế tăng trưởng bền vững hay không lại phụ
thuộc vào mối quan hệ giữa hai khu vực này [81]. Mối liên kết được tăng cường hay yếu đi trong từng thời kì chủ yếu do quan điểm đầu tư, quan điểm phát triển công nghệ quốc gia cũng như chính sách tín dụng tài chính và thương mại đem lại. Đánh giá tác động và điều chỉnh các chính sách trong từng thời kì có ý nghĩa rất quan trọng để đạt hiệu quả tổng hợp lớn nhất nhằm
đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG HAI KHU VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN KHU VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
Phần này sẽ tập trung vào đánh giá một số mô hình lý thuyết về quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Các lý thuyết này hoàn toàn có thể giải thích được mối quan hệ tăng trưởng giữa khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, vì công nghiệp chế biến ở các nước