Đo lường tăng trưởng tương đối

Một phần của tài liệu Quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến việt nam (Trang 30)

Đo lường tăng trưởng tương đối cho biết mức độ gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì khác nhau của mỗi khu vực. Có hai phương pháp tính tăng trưởng theo giá trị tương đối, đó là: đo lường tăng trưởng tương đối theo hiện vật, đo lường tăng trưởng tương đối theo tiền tệ.

Đo lường tăng trưởng tương đối theo hin vt

Mục đích đo lường tăng trưởng theo giá trị tương đối là nhận biết được sự biến động mức tăng giữa các thời kì. Đo lường tăng trưởng tương đối theo hiện vật được tính bằng công thức:

g = ) ( 1) t ( ) ( t t Q Q Q − − x 100 (%) (1.3)

Đo lường tăng trưởng bằng giá trị tương đối theo hiện vật cho biết mức

độ biến động sản lượng của khu vực nông nghiệp hoặc công nghiệp chế biến trong thời kì nghiên cứu.

Đo lường tăng trưởng tương đối theo tin tệ g = ) 0 ( ) 1 ( ) 0 ( ) 1 ( ) 0 ( ) ( P Q P Q P Q t t t − − − x 100 (%) (1.4)

Đo lường tăng trưởng bằng giá trị tương đối theo tiền tệ cho thấy mức

độ biến động giá trị sản lượng mỗi khu vực trong thời kì nghiên cứu. Mức độ

biến động giá trị sản lượng này phụ thuộc vào hai nhân tố là sự thay đổi qui mô sản lượng và sự biến động về giá sản phẩm.

1.1.2.3. Đo lường quan h tăng trưởng hai khu vc nông nghip và công nghip chế biến

Trong khuôn khổ luận án này, mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến được đo lường dựa vào bốn yếu tố sau:

Th nht, tỉ trọng tiêu dùng hàng hoá của từng khu vực trong cơ cấu tiêu dùng (hoặc chi phí) của khu vực còn lại.

A = ∑ Ccb Cnn (1.5) Hoặc : A = ∑ Cnn Ccb (1.6) Cnn là tiêu dùng hàng hóa khu vực nông nghiệp của khu vực công nghiệp chế biến. ∑Ccb là tổng tiêu dùng của khu vực công nghiệp chế biến. Ccb là tiêu dùng hàng công nghiệp chế biến của khu vực nông nghiệp.

Cnnlà tổng tiêu dùng của khu vực nông nghiệp. Hệ số A càng lớn thì mức

Th hai, sự thay đổi cơ cấu lao động ở hai khu vực trong thời kì nghiên cứu. Cụ thể là sự thay đổi về tổng số lao động, tỉ trọng lao động trong tổng lao

động của cả nước ở mỗi khu vực tại thời điểm đầu và cuối thời kì nghiên cứu. Sự

thay đổi về cơ cấu lao động được tính như sau :

∆L = Lc- Lđ (1.7)

Và: gl =

L

Li (1.8) Trong đó : ∆L là sự thay đổi về số lượng lao động ở mỗi khu vực trong thời kì nghiên cứu. Lc, Lđ là lao động của mỗi khu vực ở kì hiện tại, kì trước.

gl : là tỉ trọng lao động của mỗi khu vực, Li là tổng lao động của khu vực và

L là tổng lao động của nền kinh tế. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ biến động lao động của mỗi khu vực cũng như cả nền kinh tế.

Hai công thức 1.7 và 1.8 đánh giá khả năng thu hút lao động, cũng như sự

biến động về cơ cấu lao động của từng khu vực trong thời kì nghiên cứu.

Th ba, vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng mỗi khu vực cũng như tác động của vốn đầu tư tới quan hệ hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến và tăng trưởng kinh tế chung. Vai trò của yếu tố này thể hiện

ở qui mô đầu tư và tỉ trọng vốn đầu tư mỗi khu vực trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế trong thời kì nghiên cứu và tốc độ tăng vốn đầu tư:

gk =

∑IiI (1.9) Trong đó :

gk là tỉ trọng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp hoặc công nghiệp chế

biến. Ii là vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp hoặc công nghiệp chế biến.

∑I là tổng vốn đầu tư của nền kinh tế.

Thông qua hoạt động đầu tư vào từng khu vực, nhu cầu về lao động cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm của khu vực còn lại cũng thay đổi, mối quan hệ này thể hiện thông qua sự liên hệ dọc và ngang giữa các khu vực.

Th tư, tác động của yếu tố thương mại (gồm cả thương mại quốc tế) tới quan hệ hai khu vực thể hiện khối lượng, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu của hai khu vực trong tương quan tăng trưởng xuất khẩu của mỗi khu vực và cả nền kinh tế. Cụ thể:

gi

X

Xi (1.10) Trong đó : gi là tỉ trọng hàng xuất khẩu của mỗi khu vực.

- Xi, ∑X là xuất khẩu của từng khu vực, nền kinh tế có thể tính theo giá trị hoặc khối lượng.

Chỉ tiêu (1.10) đánh giá vai trò của từng khu vực đối với tạo nguồn thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của mỗi quốc gia. Hệ số gxk càng lớn thì mức độđóng góp của mỗi khu vực vào nền kinh tế càng lớn.

Bốn yếu tố nêu trên đo lường quan hệ hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố cho biết mức độ

phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực qua tiêu dùng của từng khu vực cũng như

toàn bộ nền kinh tế. Do đó, bốn yếu tố này vừa đo lường mối quan hệ bên trong vừa đo lường quan hệ hai khu vực với bên ngoài như một tổng thể.

1.2. VAI TRÒ, CÁC NHÂN T TÁC ĐỘNG TI TĂNG TRƯỞNG VÀ MI QUAN H TĂNG TRƯỞNG HAI KHU VC NÔNG NGHIP VÀ CÔNG NGHIP QUAN H TĂNG TRƯỞNG HAI KHU VC NÔNG NGHIP VÀ CÔNG NGHIP CH BIN

1.2.1. Vai trò ca tăng trưởng khu vc nông nghip và công nghip chế biến đối vi nn kinh tế

1.2.1.1. Vai trò ca tăng trưởng nông nghip đối vi nn kinh tếTăng trưởng nông nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Tăng trưởng nông nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế

vì bốn lí do: thứ nhất, tăng trưởng nông nghiệp là cơ sở cung ứng lương thực trong nước; thứ hai, tăng trưởng nông nghiệp là cơ sở cung ứng các yếu tố sản xuất; thứ ba tăng trưởng nông nghiệp sẽ phát triển thị trường hàng hoá giữa

các khu vực do nhu cầu về hàng hoá giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến; thứ tư, tăng trưởng nông nghiệp tạo nguồn ngoại tệ cho công nghiệp hoá. Cụ thể là:

Th nht, đáp ng nhu cu lương thc trong nước

Theo Rostow, tăng trưởng khu vực nông nghiệp là cơ sở bảo đảm khả

năng cung ứng lương thực cho toàn xã hội. Nền kinh tế có thể tiến tới giai đoạn cất cánh chỉ khi có cách mạng nông nghiệp, tức là đạt được tăng trưởng nhất

định trong nông nghiệp và có thặng dư sản phẩm nông nghiệp [100]. Khi khu vực nông nghiệp tạo ra mức sản lượng vượt nhu cầu lương thực cơ bản và có thặng dư, tức là có tăng năng suất trong nông nghiệp thì các khu vực khác mới có điều kiện phát triển.

Nếu khu vực nông nghiệp không đáp ứng đủ lương thực cả xã hội, sẽ nảy sinh nhu cầu nhập khẩu lương thực, nhưng nhu cầu này chỉđược đáp ứng khi có lượng hàng hoá khác xuất khẩu tương ứng. Đây là một vấn đề rất khó thực hiện nếu trong nước không có những sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ lớn đối ứng phục vụ nhập khẩu lương thực. Do đó, để đảm bảo ổn định lương thực trong nước thì cần đạt được tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp.

Th hai, cung ng các yếu t sn xut

Tăng trưởng khu vực nông nghiệp sẽ là cơ sở cung ứng một số yếu tốđầu vào sản xuất cho nền kinh tế. Thứ nhất, lao động cung ứng cho các khu vực khác của nền kinh tế chủ yếu lấy từ khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, để có lao động cung ứng cho các khu vực khác thì khu vực nông nghiệp cần phải tăng năng suất và thừa lao động, tức là phải đạt tăng trưởng trong nông nghiệp. Tăng trưởng ở

nhiều nước Đông Nam Á trong vài thập niên vừa qua một phần quan trọng phụ

thuộc vào nhân công giá rẻ chuyển từ nông nghiệp sang các khu vực khác [103]. Thứ hai, tiết kiệm và tích luỹ của khu vực nông nghiệp là nguồn vốn ban

được hình thành theo hai hình thức tự nguyện và không tự nguyện [76]. Các khoản tiết kiệm hay tích luỹ của chủ đồn điền hoặc nông dân được xem là khoản tiết kiệm tự nguyện. Các khoản tiết kiệm không tự nguyện gồm những khoản thuế đánh vào khu vực nông nghiệp hoặc nhà nước thu lại một phần hoa lợi sau khi nông dân thu hoạch vụ mùa. Khi các quốc gia tiến hành công nghiệp hoá thì nguồn vốn đầu tiên được huy động chính là khoản tiết kiệm từ khu vực nông nghiệp. Do đó, tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tới quá trình công nghiệp hoá mỗi quốc gia.

Th ba, hình thành nên th trường hàng hoá

Nhu cầu của khu vực nông nghiệp về các sản phẩm chế biến được hình thành một cách tự động khi nông nghiệp đạt được thành tựu tăng trưởng nhất

định. Trong giai đầu đoạn tăng trưởng kinh tế, khu vực nông nghiệp là nơi tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của khu vực công nghiệp chế biến, và sẽ có sự tác động qua lại giữa khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến trong quá trình tăng trưởng. Khi khu vực công nghiệp chế biến phát triển, cần mở rộng thị trường tiêu thụ, ngược lại năng suất ở khu vực nông nghiệp tăng cũng cần hỗ trợ của khu vực công nghiệp chế biến và từđó hình thành nên các thị trường.

Th tư, to ngun ngoi t phc v công nghip hoá

Trong thời kì đầu tăng trưởng, nguồn ngoại tệ quan trọng nhất đem lại cho các nước đang phát triển là xuất khẩu sản phẩm thô. Như vậy, nông sản xuất khẩu là nguồn ngoại tệ quan trọng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ phát triển kinh tế. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của tăng trưởng nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia.

1.2.1.2. Vai trò ca tăng trưởng khu vc công nghip chế biến đối vi nn kinh tế nn kinh tế

Tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quốc gia đang phát triển vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ

nhất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong nước phát triển thông qua cung ứng

đầu vào sản xuất và tăng cường hoạt động chế biến nông sản. Thứ hai, tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến là cơ sở tăng nguồn cung hàng tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng trong nước. Thứ

ba, qui mô sản xuất công nghiệp chế biến được mở rộng sẽ thu hút lao động từ nông nghiệp vốn rơi vào trạng thái thất nghiệp trá hình khi nông nghiệp đạt

được một số thành tựu tăng trưởng nhất định [76]. Thứ tư, tăng trưởng công nghiệp chế biến là cơ sở đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá.

Th nht, thúc đẩy sn xut nông nghip

Trong thời kì đầu phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ. Các sản phẩm hiện đại như máy móc, thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu... là những yếu tố đầu vào quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, tác động trực tiếp tới khả năng tăng năng suất và qui mô sản xuất nông nghiệp. Khu vực công nghiệp chế biến càng có tốc độ tăng trưởng cao thì khả năng cung ứng các sản phẩm hiện đại càng đa dạng và giá cả sẽ hợp lí hơn.

Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển còn đóng góp vào tăng giá trị nông sản, tăng khả năng tích trữ, kéo dài thời gian sử dụng, đồng thời làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Những hạn chế về tính chất của hàng nông sản như chóng hư hao, giảm chất lượng và tính thời vụ sẽ được giảm thiểu khi qui mô các ngành công nghiệp chế

biến được mở rộng. Tăng trưởng công nghiệp chế biến hỗ trợ tăng trưởng khu vực nông nghiệp thông qua cung ứng đầu vào sản xuất và chế biến nông sản.

Th hai, m rng kh năng cung ng hàng tiêu dùng cho nn kinh tế Tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến là cơ sở mở rộng khả năng sử dụng các sản phẩm tiêu dùng. Tăng trưởng ở khu vực công nghiệp chế biến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung, khi đó thu nhập bình quân đầu người có

xu hướng tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp lại tăng nhanh hơn. Chính vì sự gia tăng nhu cầu đó lại thúc đẩy công nghiệp chế biến tiếp tục tăng trưởng. Đến lượt mình, công nghiệp chế biến tiếp tục tăng trưởng không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng mà còn định hướng lại tiêu dùng của xã hội ở mức cao hơn nữa.

Th ba, tăng ngun hàng tư liu sn xut cho nn kinh tế

Tư liệu sản xuất là cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế. Tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến, đặc biệt nhóm ngành công nghiệp chế tạo và cơ khí sẽ là cơ sở tăng cung ứng tư liệu sản xuất cho mỗi quốc gia. Nhóm hàng tư liệu sản xuất sẽ mở rộng năng lực sản xuất trong nước, thay thế nhân công. Tăng trưởng của nhóm hàng này có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế chung trong dài hạn, vì tăng trưởng trong dài hạn có tính tới năng lực tạo ra của cải đáp ứng nhu cầu xã hội, trong khi đó năng lực tạo ra của cải lại phụ thuộc rất lớn vào tư liệu sản xuất.

Th tư, gii quyết vic làm cho người lao động

Các đầu vào là sản phẩm hiện đại tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và khả năng nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Qua đó, lao động trong nông nghiệp từng bước được giải phóng, nhu cầu sử dụng lao

động trong nông nghiệp có xu hướng giảm xuống. Tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến dẫn tới tăng nhu cầu sử dụng lao động. Nhóm lao động dôi dư ở khu vực nông nghiệp có cơ hội làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến và các ngành kinh tế khác. Do vậy, tăng trưởng này sẽ giúp giải quyết tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp và người lao động có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và tăng thu nhập [96].

Th năm, đẩy nhanh quá trình công nghip hoá

Đối với các nước đang phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đưa các nước này tiến gần với các nước

phát triển. Quá trình công nghiệp hoá mỗi nước phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến. Tốc độ tăng trưởng cao và khả năng huy

động lao động có trình độ là cơ sở để thay đổi cơ cấu ngành, và cơ cấu lao

động trong nền kinh tế. Cơ cấu ngành tiên tiến, với tỉ trọng công nghiệp chế

biến cao là tiêu chí quan trọng đánh giá sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế hiện đại. Do đó, tăng trưởng công nghiệp chế biến là cơ sởđểđẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá.

1.2.2. Vai trò ca mi quan h tăng trưởng gia khu vc nông nghip và công nghip chế biến đối vi nn kinh tế

Mối quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp

Một phần của tài liệu Quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến việt nam (Trang 30)