vĩ mô, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao sau năm 2000 [9]
Tăng cường tính hiệu quả của khu vực kinh tế quốc doanh, từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là mục tiêu của Việt Nam trong giai đoạn này. Do vậy, tiến trình cải cách giai đoạn 1996-2000 tập trung sâu vào ba vấn đề: tiếp tục
hoàn thiện chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thực hiện một số cải cách trong chính sách thương mại và xây dựng hệ thống tài chính lành mạnh. Phát triển kinh tế nhiều thành phần và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn là nội dung xuyên suốt trong tiến trình cải cách kinh tế Việt Nam. Những nội dung này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khơi dậy nội lực phục vụ tăng trưởng khi nguồn vốn FDI suy giảm và nền kinh tế chịu nhiều tác động bất lợi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực.
Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, Nhà nước thực hiện tự do hoá lãi suất năm 1999. Các tổ chức tài chính trên cơ sở cân đối nguồn vốn và khả năng cho vay tự đưa ra mức lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Sự thay đổi này giúp nền tài chính phát triển phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường vốn, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với nguồn vốn chính thức.
Lĩnh vực thương mại trong giai đoạn này có nhiều thay đổi lớn. Luật Thương mại năm 1997 và nghịđịnh 57/NĐ-CP thực thi Luật Thương mại xoá bỏ
hoàn toàn chế độ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, cho phép các doanh nghiệp được tự do xuất nhập khẩu hàng hoá đúng như trong giấy phép đăng kí kinh doanh [22]. Đặc biệt, từ năm 1998 doanh nghiệp có vốn FDI được phép xuất khẩu trực tiếp, hạn chế về thị trường đã được tháo gỡ.
Khu vực công nghiệp chế biến trong giai đoạn này đặt ra mục tiêu là tập trung phát triển ngành chế biến thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng. Đẩy mạnh xuất khẩu với ưu tiên cho ngành có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả cao vẫn là mục tiêu của khu vực này trong giai đoạn 1996-2000. Như vậy, so với hai giai đoạn trước, giai đoạn này vấn đề kết nối với khu vực nông nghiệp trong sản xuất công nghiệp đã được quan tâm hơn và là điểm khác biệt lớn trong chính sách phát triển khu vực công nghiệp chế biến giai đoạn 1996-2000. Để thực hiện những mục tiêu
đặt ra, khu vực công nghiệp chế biến đã được nhà nước bảo hộ rất mạnh dẫn tới thuế quan trung bình của khu vực này cao hơn nhiều so với khu vực nông nghiệp và cả nền kinh tế. Đặc biệt, những ngành có hàm lượng công nghệ cao được nhà
nước bảo hộ bằng cả thuế quan và các hàng rào phi thuế. Mức độ bảo hộđối với khu vực công nghiệp chế biến thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Mức độ bảo hộ thực tế và thuế quan danh nghĩa các khu vực kinh tế giai đoạn 1997-2006 (%)
1997 2001 2003 2006 NRP ERP NRP ERP NRP ERP NRP ERP
Nông nghiệp 8,1 7,7 6,3 7,4 11,1 12,5 5,37 6,42
Khai khoáng 9,4 6,1 8,9 16,4 3,6 0 3,84 4,33
CNCB 30,6 121,5 25,3 96 29,2 43,9 18,69 38,93
Cả nền KT 23,3 59,5 20,1 54,1 20 26,2 10,53 20,43
Nguồn: Institute of Economics- IDRC/CIDA Project
Điểm mới trong chính sách phát triển đối với khu vực nông nghiệp trong giai đoạn 1996-2000 là tập trung mọi điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, tăng nhanh sản lượng hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và nhập khẩu, tăng thu nhập cho nông dân là những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn này.
Mặc dù cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực nhưng tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1995-2000 đạt 5,06%/năm, thấp hơn kế hoạch đề ra do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và những khó khăn nội tại của nền kinh tế (Phụ lục 2). Tình trạng thiểu phát như năm 2000 là -0,6% đã ảnh hưởng xấu tới sản xuất trong nước. Những thay đổi căn bản trong chính sách thương mại dẫn tới cơ chế xuất nhập khẩu thông thoáng hơn vẫn không chặn được đà suy giảm của xuất nhập khẩu: tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 33,2% năm 1996 xuống còn 1,9% năm 1998, nhập khẩu tương ứng là 36,6% và 0,8% do sức mua thế giới giảm. Đặc biệt, dòng vốn FDI giảm rất mạnh, vốn đăng kí năm 1999 chỉ bằng khoảng 30% năm 1995 do các nước trong khu vực tiến hành đẩy mạnh cải thiện môi trường
dòng vốn FDI. Tuy nhiên, những cải cách kinh tế trong giai đoạn này mang tính nhất quán tạo động lực phát triển, có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng trong dài hạn [78].
Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng tương đối đồng đều cả về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Hình thức trang trại và hợp tác kiểu mới
được hình thành là nhân tố tích cực để phát triển khu vực nông nghiệp. Chủ
trương phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, nông nghiệp gắn với chế biến
đã giúp cho khu vực công nghiệp chế biến vẫn duy trì được tăng trưởng cao trong giai đoạn này. Sự phát triển đồng đều các ngành ở cả hai khu vực làm cho mối quan hệ tăng trưởng có xu hướng ngày càng bền chặt hơn so với các giai đoạn trước đó.