ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
2.2.3. Kết quả tìm hiểu
2.2.3.1.Hoạt động dạy của Giáo viên:
Phương pháp giảng dạy các giờ bài tập của giáo viên chủ yếu là hướng dẫn cho học sinh những bài tập mẫu, sau đó học sinh theo cách giải chung đó để làm những bài tập tương tự một cách thụ động, máy móc. Giáo viên áp dụng phương pháp này là do những nguyên nhân sau:
- Chương “ Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử ” là chương cuối cùng của chương trình học kỳ II, khối lượng kiến thức nhiều và khó nhưng thời lượng dành cho chương này không nhiều (8 tiết lý thuyết và 5 tiết bài tập). Giáo viên bị hạn chế về thời gian do phải gấp rút hoàn thành chương trình để chuẩn bị thi học kỳ 2 và thi tốt nghiệp và ở những năm học trước, nội dung thi không chú trọng nhiều đến kiến thức của chương này. Do đó, một số trường chỉ dạy kỹ vài bài đầu, các bài sau dạy gấp rút, bỏ bớt những phần khó
- Nội dung thi (tốt nghiệp lớp 12 cũng như các kỳ thi tuyển sinh vào Đại học) ở nước ta vẫn nặng nề về phần lý thuyết và kỹ năng giải bài tập; giáo viên bị áp lực nặng nề về kết quả thi tốt nghiệp nên thường giáo viên chỉ chú ý luyện cho học sinh cách giải và học thuộc lòng sách giáo khoa. Mặc dù năm học 2006-2007 đã có những cải tiến nhưng nội dung phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh chiếm tỉ lệ không nhiều.
- Đối tượng dạy của giáo viên là học sinh, phần lớn đã quen với cách học thụđộng, ít suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết vấn đề.
2.2.3.2.Hoạt động học của học sinh
- Học sinh không có thói quen làm việc theo nhóm, ít đưa ra những ý kiến xây dựng bài; vì theo phương pháp truyền thống, học sinh phải học thuộc những kiến thức giáo viên đã dạy.
- Kiến thức chương “ Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử ” rất trừu tượng, phần lý thuyết không có thí nghiệm minh họa nên phần bài tập càng khó khăn cho việc tiếp thu của học sinh hơn, nhất là đối với các học sinh trung bình và yếu. Do đó, trong giờ học, học sinh chủ yếu nghe thầy cô giảng bài, ghi chép cách giải những dạng bài tập thường ra đề thi và sau đó làm những bài tập tương tự.
- Như đã nói ở phần trên, thời gian dành cho chương này không nhiều, giáo viên không đủ thời gian đểđào sâu vấn đề, và học sinh cũng không đủ thời gian : chưa kịp hiểu sâu bài cũđã phải học tiếp bài mới.
- Vì môn Vật lý không phải là môn thi bắt buộc nên một số học sinh không tích cực hoạt động, chỉ học đối phó, đến khi công bố môn thi mới gấp rút học.