Kiến thức trọng tâm chương “Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử ”

Một phần của tài liệu Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử (Trang 31 - 32)

ĐỘNG CỦA HỌC SINH.

2.1.3.Kiến thức trọng tâm chương “Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử ”

và điện tích được vận dụng để lập các quy tắc dịch chuyển trong sự phóng xạ.

Sau khi học sự phóng xạ là phản ứng hạt nhân tự nhiên thì sách nghiên cứu các phản ứng hạt nhân nhân tạo và giới thiệu các đồng vị phóng xạ. Phần quan trọng nhất trong Vật lý hạt nhân là năng lượng hạt nhân được bắt đầu bằng hệ thức Anhxtanh. Nắm được hệ thức Anhxtanh, học sinh được học vềđộ hụt khối và năng lượng hạt nhân. Năng lượng này tỏa ra trong hai loại phản ứng hạt nhân: sự phân hạch các hạt nhân nặng và sự kết hợp các hạt nhân nhẹ.

Hai tiết cuối của chương dành cho nghiên cứu sự phân hạch, nhà máy điện nguyên tử và sự kết hợp các hạt nhân nhẹ (phản ứng nhiệt hạch).

2.1.3. Kiến thức trọng tâm chương “ Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử ”

Bài 1: CẤU TẠO CỦA HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Bài này giới thiệu những kiến thức cơ bản về cấu tạo hạt nhân. Học sinh cần nắm vững ý nghĩa các thuật ngữ:

- nuclôn - nguyên tử số - số khối, đồng vị

- đơn vị khối lượng nguyên tử - nguyên tử lượng.

Ngoài ra học sinh còn phải viết được kí hiệu của một hạt nhân.

Bài 2: SỰ PHÓNG XẠ

Học sinh phải nắm được các loại phóng xạ và định luật phóng xạ, giải được các bài tập đơn giản về tính lượng chất phóng xạ.

Bài 3: PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

Bài này nghiên cứu các phản ứng hạt nhân, đặc biệt là các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân, rồi áp dụng vào sự phóng xạđể tìm ra các quy tắc dịch chuyển phóng xạ.

Học sinh cần phải:

- viết đúng các phương trình phản ứng hạt nhân,

- tìm được hạt nhân con khi biết loại phóng xạ của hạt nhân mẹ.

Bài 4: PHẢN ỨNG HẠT NHÂN NHÂN TẠO - ỨNG DỤNG CỦA CÁC ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ

Học sinh cần phải:

- nắm được nguyên tắc hoạt động của máy gia tốc xiclôtrôn - phương pháp nguyên tửđánh dấu.

Bài 5: HỆ THỨC ANHXTANH GIỮA NĂNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG

- Học sinh được giới thiệu sơ lược thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh

- Học sinh phải nắm được các tiên đề Anhxtanh và trọng tâm là hệ thức E=mc2.

Bài 6: ĐỘ HỤT KHỐI

Học sinh cần hiểu: - độ hụt khối là gì?

- điều kiện để một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

- vận dụng hệ thức Anhxtanh để giải thích nguồn gốc của năng lượng hạt nhân.

Bài 7: SỰ PHÂN HẠCH – NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ

Bài này giải thích cơ chế của phản ứng phân hạch dây chuyền và nguyên tắc hoạt động của nhà máy điện nguyên tử.

Học sinh cần phải nắm được: - phản ứng dây chuyền

- hệ thống tới hạn, vượt hạn và dưới hạn là gì?

Bài 8: PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung bài này là giới thiệu phản ứng nhiệt hạch và điều kiện để thực hiện phản ứng ấy.

Học sinh phải hiểu tầm quan trọng của việc điều khiển phản ứng nhiệt hạch và tại sao phản ứng lại có tên như vậy.

Một phần của tài liệu Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử (Trang 31 - 32)