Trong bài viết của mình [11], PGS. TS Lê Phước Lộc cho rằng, có rất nhiều kiểu phân loại câu hỏi để người GV sử dụng, tùy theo mục đích dạy học của mình. Vấn đề là ở chỗ: cơ sở nào để phân loại câu hỏi và chiến lược sử dụng chúng như thế nào trong dạy học. Theo đó, tác giả đã có cách phân loại câu hỏi và chiến lược sử dụng các loại câu hỏi riêng của mình trong DH.
* Cơ sởđể phân loại câu hỏi
Dựa vào kiến thức trả lời và mức độ tư duy:
- Kiến thức mà HS phải trả lời: mức độ khó dễ và dung lượng nhiều ít. - Mức độ truy xuất các hoạt động tư duy của HS để trả lời câu hỏi. Theo kiểu phân loại này, có 4 loại câu hỏi.
* Bốn loại câu hỏi
- Câu hỏi loại “phát biểu” (loại 1)
o Kiến thức: có sẵn, ngắn (một định nghĩa, một khái niệm, một qui luật đã học)
o Mức độ tư duy: không sáng tạo, chỉ cần tái hiện, lặp lại hoặc bắt chước.
Ví dụ: Hãy phát biểu định luật bảo toàn động lượng. - Câu hỏi loại “trình bày” (loại 2)
o Kiến thức: đơn giản (trình bày hoặc mô tả một vấn đề, một sự kiện mới được xem,
được nghe,...)
o Mức độ tư duy: phát biểu không theo khuôn mẫu có sẵn, có lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của bản thân.
o Mẫu câu hỏi: Hãy mô tả…!; Hãy trình bày…!; Hãy chứng minh…!
Ví dụ: Chứng minh rằng động lượng của một hệ cô lập là không đổi? Ở câu hỏi này HS chỉ trình bày lại theo cách hiểu của mình vì phần này có trong SGK.
- Câu hỏi loại “giải thích” (loại 3)
o Kiến thức: vận dụng điều đã học, có chọn lọc, để giải thích một hiện tượng vật lí có liên quan.
o Mức độ tư duy: truy xuất các hoạt động tư duy, tự cấu trúc câu trả lời.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho HS suy nghĩ, tìm cách trả lời, trong câu hỏi phải ngầm chứa một sự gợi ý. Có hai cách đặt câu hỏi [11]:
o Cách đặt câu hỏi có dùng từ hỏi trực tiếp: Từ hỏi + nội dung hỏi + gợi ý.
Ví dụ:Tại sao khi ta nhảy từ thuyền lên bờ thì thuyền giật lùi lại?
o Cách đặt câu hỏi dùng từ mệnh lệnh: Mệnh lệnh + nội dung cần trả lời + gợi ý!
Ví dụ: Hãy lí giải, trong hệ tọa độ (p,V) đường đẳng nhiệt ở trên ứng với nhiệt độ cao hơn
đường đẳng nhiệt ở dưới!
- Câu hỏi loại “luận chứng” (loại 4)
o Kiến thức: vận dụng kiến thức đã học để tìm một hoặc nhiều phương án giải quyết hợp lý một vấn đề trong thực tế.
o Mức độ tư duy: truy xuất các hoạt động tư duy, tự tìm các phương án trả lời, tự cấu trúc câu trả lời, có sáng tạo.
Câu hỏi loại này đòi hỏi HS có năng lực tư duy cao. Tính sáng tạo ởđây là: tự tìm các phương án trả lời, phương án tối ưu, tự biện luận lời giải (nếu cần).
- Câu hỏi có một phương án tối ưu
Ví dụ: Một con lắc đơn có chiều dài l=1m. Người ta kéo cho dây làm một góc 300 với
đường thẳng đứng rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc khi qua vị trí cân bằng. (Ở bài toán này, ta nhận thấy để tính vận tốc, ta chỉ có một phương án đó là, áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để
- Câu hỏi có nhiều phương án giải quyết
Ví dụ: Cũng với bài toán con lắc trên nhưng nếu bài cho với góc 100thì ngoài cách giải ở
trên ta có thể dùng lí thuyết về dao động điều hòa để giải (vmax s0).
* Một số chiến lược sử dụng câu hỏi trong dạy học
Trong mục này chúng tôi đưa ra một số kiểu sử dụng câu hỏi trong dạy học mà chúng tôi gọi là chiến lược sử dụng câu hỏi.
- Sử dụng câu hỏi phù hợp đối tượng HS: Rõ ràng, một học sinh kém không thể trả lời câu hỏi loại “giải thích” và “luận chứng” (loại 3 và loại 4), trong khi, ở các PPDH tích cực, người GV hỏi loại “giải thích” và “luận chứng” (loại 3 và loại 4), trong khi, ở các PPDH tích cực, người GV cần sự đối thoại với mọi HS nhằm kích thích, đặc biệt là đối với HS có học lực yếu, nhút nhát để
tạo động lực trong học tập cho các em này. Câu hỏi loại “phát biểu” và “trình bày” (loại 1 và 2) rất cần trong đối thoại hoặc trong kiểm tra đầu giờđối với những loại HS này. Câu hỏi loại 3 và 4 nên dành cho HS khá giỏi trong đối thoại, kiểm tra đầu giờ hoặc sử dụng trong kiểm tra viết.
Ví dụ: Hỏi vềđịnh luật I Niutơn nhưng có nhiều cách đặt câu hỏi:
o Hãy phát biểu định luật I Niutơn.
o Hãy mô tả một thí nghiệm để từđó rút ra định luật I Niutơn.
o Tại sao ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, khi xe thắng gấp thì tất cả mọi người, đồ đạc trong xe đều “chuyển động” về phía trước?
o Hãy tìm những ứng dụng trong kỹ thuật có liên quan đến định luật I Niutơn và giải thích chúng.
- Sử dụng câu hỏi chứa đựng hệ thống đánh giá Bloom: Trong các bài kiểm tra viết bình thường (15 phút – 1 tiết), yêu cầu đánh giá HS ở 3 bậc đầu tiên (biết, hiểu và vận dụng) phù hợp với