Nhận định kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy học chương chất khí (Trang 70 - 73)

- Bài 31 Phương trình trạng thái của khí lít ưởng

b. Phân tích một số biểu hiện của sự phát triển tư duy qua cách làm bài kiểm tra của HS Nhóm thực nghiệm

3.6. Nhận định kết quả thực nghiệm sư phạm

Trước thc nghim

Tinh thn hc tp: 25% HS không thích thú trong học tập biểu hiện ở sự nhàm chán học tập với sự miễn cưỡng bắt buộc; 22,1% chỉ học bài trước khi đến lớp; 11,8% chỉ học bài và làm bài tập nếu chưa có điểm kiểm tra miệng; 27,9% chỉ đọc trước bài nếu GV yêu cầu; 60,3% HS chỉ lắng nghe khi học bài mới… không khí lớp học rất tầm, rất ít HS phát biểu xây dựng bài (xem phụ lục 13).

Tư duy: Kiến thức HS học được rời rạc (64,7% HS học cái gì biết cái đó), HS chưa biết cách vận dụng kiến thức vào giải quyết một vấn đề cụ thể (82,4% HS giải thích hiện tượng Vật lí dưới sự

hướng dẫn của GV), chỉ có thể làm được những bài tập đơn giản thay số vào (54,4%)… chưa có khả

năng suy luận trước một vấn đề cụ thể(xem phụ lục 13).

Sau thc nghim

Tinh thn hc tp: HS chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, tích cực phát biểu xây dựng bài (cả

về số lượng và chất lượng); HS rất phấn khởi và tự tin mỗi khi GV có yêu cầu thảo luận nhóm (52,9%), không khí giờ học vui nhộn (95,7%); HS thích được dạy theo PP DHKP (88,6%); làm bài kiểm chương “Chất khí” tích cực và tự tin (87,1%)... (xem phụ lục 14).

Tư duy: HS có thể liên hệđược kiến thức trong chương lại với nhau (64,3%), hoàn thành các NVKP ngày tốt hơn (cả về thời gian và chất lượng), vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống cụ thể và giải quyết chúng thông qua một số thao tác suy luận tư duy (suy luận tìm ra các mối quan hệ của bài toán). (xem phụ lục 14).

Từ kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy HS nhóm TN sau TN có sự chuyển biến tích cực thể: thái độ học tập, tư duy nhanh nhạy. Ngược lại, HS nhóm ĐC không có sự chuyển biến tích cực gì so với trước khi thực nghiệm. HS khá vẫn chưa liên hệ được các kiến thức đã học vào giải quyết một tình huống cụ thể, chưa phân tích được các mối liên hệ của bài toán (xác định trạng thái của một khối khí theo kiểu “lối mòn”). (xem mục 3.4.6 b).

Phần KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy học chương Chất khí (Vật lí 10 cơ bản) nhằm phát triển tư duy của học sinh” tôi đã đạt được những kết quả sau:

- Nghiên cứu lí luận về dạy học tích cực, đặc biệt là đã làm sáng tỏ được những vấn đề về PP DHKP để vận dụng nó vào dạy học.

- Nghiên cứu sâu những nội dung xung quanh các vấn đề về thuyết động học phân tử và các

định luật chất khí để phân tích sự phát triển của nội dung cũng như mức độ yêu cầu đối với HS trong chương “Chất khí” (SGK VL 10 - CB).

- Dựa vào các nghiên cứu trên, tôi đã thiết kế được… nhiệm vụ khám phá để thực hiện phần TNSP.

- Nghiên cứu, xây dựng tiến trình dạy học của chương “Chất khí”, soạn các giáo án theo hướng tích cực hóa các hoạt động học của HS (giải quyết các nhiệm vụ khám phá) cho bốn tiết TNSP chương “Chất khí”.

- Tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết mà luận văn đặt ra, trong đó có các công việc:

 Điều tra và kiểm tra tiền thực nghiệm phục vụ cho đánh giá sau TNSP.

 Dạy bốn tiết theo giáo án tích cực hóa HS tại Trường THPT Bình Đại A với 74 HS nhóm thực nghiệm.

 Lấy kết quả sau kiểm tra TNSP đối chiếu với HS hai nhóm ĐC và TN cũng như kết quả quan sát trong khi TNSP để so sánh giữa hai nhóm và so sánh trước, sau TNSP.

Trong quá trình TNSP, tôi đã chọn việc thảo luận nhóm tại lớp và bài tập ở nhà để HS giải quyết các NVKP. Tuy không phải là nội dung nghiên cứu chính song “nhóm” là công cụ hữu hiệu

để HS giải quyết NVKP (như tác giả của PPDH này đã khẳng định) và chính việc làm này đã tạo cho HS khám phá nhanh, học tập sôi nổi. Việc khám phá ở nhà với những NVKP là một số thí nghiệm đơn giản, HS có nhiều thời gian làm việc đã tăng thêm sự thú vị của môn Vật lí, đồng thời tạo “gạch nối” giữa giờ học trước với giờ học kế tiếp.

Qua thực nghiệm, tôi càng thấy ý nghĩa hơn cho vấn đề thiết kế các NVKP cũng như việc tổ

chức cho HS học khám phá. Cụ thể:

- Muốn tạo NVKP hấp dẫn, cần sử dụng nhiều hình ảnh, các mô phỏng, các thí nghiệm đơn giản… và đặc biệt là các ứng dụng thực tế.

- NVKP cần được chuẩn bị kỹ lưỡng trong kế hoạch dạy học của GV để hoạch định thời gian khớp với tiến trình bài giảng.

- Ghi nhận kết quả làm việc nhóm cả về nội dung khoa học lẫn thái độ học tập của HS.

Do thời gian thử nghiệm quá ngắn, điều kiện học của HS các trường THPT không cho phép thử nghiệm ở nhiều lớp và một sốđiều kiện khách quan khác mà tôi chưa thể hài lòng với kết quả

thu được sau TNSP. Một số yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả như: GV và HS lần đầu tiên làm quen với cách tổ chức học theo nhóm, HS chưa chuyển biến hẳn từ học thụ động sang học tích cực và các điều kiện vật chất khác đối với một trường ở nông thôn… Vì thế tôi có dự định tiếp tục mở

rộng và kéo dài thêm công trình nghiên cứu của mình trong thời gian tới. Cụ thể:

- Nghiên cứu kĩ thuật để tiếp tục công việc thiết kế nhiều NVKP cho công việc giảng dạy của mình.

- Mở rộng PP DHKP cho toàn bộ chương trình vật lí phân tử các chương còn lại của Vật lí 10. - Phổ biến PP DHKP cho các động nghiệp thông qua các Hội thảo.

- Nghiên cứu và sử dụng các phần mềm mô phỏng vào thiết thế các NVKP làm cho các NVKP trở nên thật sự thú vị và đầy hấp dẫn đối với HS.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy học chương chất khí (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)