- Sử dụng câu hỏi chứa đựng hệ thống đánh giá Bloom: Trong các bài kiểm tra viết bình thường (15 phút – 1 tiết), yêu cầu đánh giá HS ở 3 bậc đầu tiên (biết, hiểu và vận dụng) phù hợ p v ớ
b/ NVKP: Các nhà Vật lí đã làm thí nghiệm và phát hiện ra mối quan hệ p,V của một khối khí khi nhiệt độ không đổi là theo đường hyperbol Trong trường hợp này, em nhận thấ y đặ c
1.7.4. Qui trình thiết kế một NVKP a Qui trình
a. Qui trình
Các NVKP có yêu cầu riêng như trên, vì vậy cần có một qui trình thiết kế rõ ràng.
Tuy nhiên không có qui trình nào mà cứ theo đó, người ta đưa ra ngay được một NVKP hợp lí và hấp dẫn mà cần có sự linh hoạt, kinh nghiệm và sáng tạo của GV. Qui trình chỉ hỗ trợ cho GV, nhất là những GV ít kinh nghiệm có thể hoàn thiện một NVKP. Điều kiện cần thiết trước tiên là: khi nghiên cứu bài dạy, luôn thường trực một câu hỏi: “Chỗ này có thể cho HS làm gì?”
Theo PGS. TS Lê Phước Lộc [13] qui trình thiết kế một NVKP được tiến hành như sau:
1. Tìm vị trí thích hợp trong bài để ra NVKP. Có thể có những khả năng như:
- Giải thích một sự việc, hiện tượng để mởđầu bài giảng - Đề xuất ý tưởng cho một TN đơn giản
- Giải thích một hình vẽ trong SGK mà nội dung là đọc hiểu đoạn kiến thức có liên quan - Mối quan hệ giữa Vật lí và môn học khác (Toán, Sinh vật, Hóa học…)
Hình 1.5. Một trang nháp của Leona de Vinci
- Vận dụng kiến thức mới học giải thích hiện tượng hoặc tìm kiếm ứng dụng trong thực tế đã có rồi giải thích
- Củng cố kiến thức bằng một khám phá tổng hợp kiến thức cũ và mới
2. Lựa chọn kiến thức, kĩ năng phù hợp (vừa sức ở mức độ cao)
- Cần tự hỏi: để khám phá vấn đề này, HS cần những kiến thức nào, kinh nghiệm nào, có phức tạp đến mức HS không kịp có lời giải hay không.
- Các hoạt động tư duy có đòi hỏi quá cao hay không? (khả năng liên tưởng, phân tích nhanh, khả năng suy luận… của HS).
Muốn vậy, khi tìm thấy vấn đề cho HS khám phá thì phải nghĩ ngay tới đáp án của nó xem có vừa sức HS hay không. Tức là HS có thể tìm ra lời giải sau vài phút trao đổi hoặc suy nghĩ tích cực.
3. Cấu trúc “thô” NVKP
Gọi là cấu trúc “thô” bởi vì người thiết kế mới chỉ nghĩ đến một câu hỏi hoặc yêu cầu thuần túy là một tình huống và trả lời thử để ước lượng thời gian cho HS (theo kinh nghiệm của GV). Chuẩn bị câu gợi ý trong trường hợp HS quá khó khăn.
4. Kiểm tra NVKP về mặt ngôn ngữ, đặt câu, thêm từ gợi ý, hoàn chỉnh NVKP
b. Ví dụ
Ví dụ 1: Thiết kế NVKP, mởđầu cho bài “Momen lực”
1. Chọn vị trí ra NVKP: Mởđầu bài giảng, cần để HS khám phá trước bằng kinh nghiệm cá nhân khái niệm “tay đòn của lực” với thí nghiệm rất đơn giản, không cần chuẩn bị.
2. Để giải quyết nhiệm vụ này, HS chỉ cần nhớ lại kinh nghiệm trong cuộc sống (mở, đóng cửa nhẹ nhàng).
3. Cấu trúc “thô” nhiệm vụ này: Mởđóng cánh cửa như thế nào đểđỡ tốn lực? Trường hợp này dễ, có thể HS suy nghĩ ra rất nhanh, cần phải phức tạp hóa một chút: “Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào gì?” nhưng cấu trúc lại thành một câu đố vui: Cho hình vẽ (Hình 1.6), giải thích sơ
bộ về không gian: Bố con cùng đẩy cửa, ai thắng ai? Cần những câu hỏi phụ để dẫn dắt HS vào nhiệm vụ.
4. Hoàn chỉnh NVKP: Hai câu hỏi dẫn dắt, câu thứ 3 là NVKP
a. Các nhóm hãy trao đổi dựa vào hình vẽ: Hai cha con cùng đẩy cánh cửa như hình vẽ. Hãy phán đoán xem cánh cửa sẽ quay về phía nào (phía cha hay con)?
b. Nếu cha muốn “thắng” con thì ông ta phải làm thế nào (đẩy vào đâu, đẩy theo hướng nào)? c. (NVKP) Vậy là lực và tác dụng làm quay của nó là khác nhau. Hãy tìm xem tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
(Để không mất thời gian vẽ hình, đọc, ghi chép nhiệm vụ, nên in sẵn ra giấy hình vẽ và 3 câu hỏi trên, phát cho các bàn HS thảo luận).
Ví dụ 2: Thiết kế NVKP trong giai đoạn giảng kiến thức mới.
1. Trong bài “Định luật Bôilơ – Mariốt” có thể chọn một NVKP để HS sử dụng kiến thức Toán học mở rộng thêm sâu sắc nội dung “đường đẳng nhiệt”.
2. HS phải nhớ lại tính chất tiệm cận của đường hyperbol là không khó. Tuy nhiên các em phải vận dụng vào nội dung Vật lí, khám phá ra rằng một khối khí không thể có thể tích bằng 0 hoặc không thể nén sao cho áp suất của nó lên tới vô cùng. Sự tiệm cận về hai phía của đường đẳng nhiệt phù hợp với vấn đề này. Đó cũng là ý tưởng cho NVKP để HS thấy được cái đẹp trong khoa học thể
hiện qua mối liên hệ giữa Toán học và Vật lí.
3. Cấu trúc thô NVKP: “Đường hyperbol có ý nghĩa gì đối với khối khí giãn nởđẳng nhiệt?” Sự
liên hệ này không đơn giản cho sự suy nghĩ nhanh của HS. Có thể gợi ý tính chất tiệm cận của
đường hyperbol.
4. Hoàn chỉnh NVKP: Để mềm hóa câu hỏi và NVKP có mởđầu, có kết thúc, cần cấu trúc lại như
sau:“Các nhà Vật lí đã làm thí nghiệm và phát hiện ra mối quan hệ p,V của một khối khí khi nhiệt
độ không đổi là theo đường hyperbol. Trong trường hợp này, em nhận thấy đặc điểm nào của
đường hyperbol thể hiện đúng ý nghĩa Vật lí? Hãy giải thích”.
Ví dụ 3: Thiết kế NVKP dùng để củng cố kiến thức, bài “Nguyên lí I nhiệt động lực học” 1. Đôi khi vài phút củng cố cũng có thể thực hiện một NVKP có ý nghĩa nhiều hơn là những sự
nhắc lại bài học một cách hình thức nhàm chán.
2. Cần cho HS củng cố bài học mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, HS chỉ cần nhớ nội dung
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Thao tác tư duy phân tích và tổng hợp sẽ là chủđích của nhiệm vụ này.
3. Cấu trúc thô: Hãy giải thích sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng nhiệt nghiên cứu trong bài này.
Có thể gợi ý bằng việc phát biểu lại Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
4. Hoàn chỉnh NVKP: “Tại sao có thể nói rằng: Nguyên lí thứ nhất nhiệt động lực học là sự vận dụng Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào các hiện tượng nhiệt?”