- Bài 31 Phương trình trạng thái của khí lít ưởng
b. Phân tích một số biểu hiện của sự phát triển tư duy qua cách làm bài kiểm tra của HS Nhóm thực nghiệm
3.5. Tóm tắt kết quả thực nghiệm
- Những khó khăn về phía HS khi thực hiện các PPDH tích cực có thể giải quyết được, nếu tin tưởng ở HS và kiên trì thực hiện từ từ.
- Các vấn đề (NVKP) giao cho HS mà hấp dẫn, cuốn hút HS cũng như tạo điều kiện cho HS có thể khám phá sẽ tạo sự tự tin vào bản thân, đó là động lực mạnh mẽ trong học tập của các em.
Trong quá trình dạy học chương “Chất khí” tôi nhận thấy HS nhóm TNSP học nghiêm túc hơn hẳn nhóm ĐC. HS nhóm ĐC trong những ngày trước và sau tết, tinh thần học tập của HS giảm đi rất
nhiều: rất nhiều HS không chuẩn bị bài, không làm bài tập và học tập không tích cực: HS không phát biểu xây dựng bài và có nhiều HS thờơ với bài học. Trái lại, nhóm TN HS rất hứng thú với các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ này đã thu hút HS vào các hoạt động học tập: HS chuẩn bị trước bài
ở nhà, vào lớp phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Đối với các bài tập tư duy HS nhóm TN có thể vận dụng các kiến đã học vào hoàn thành tốt. Ngược lại, HS nhóm ĐC không thể vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập tư duy, HS chỉ có thể làm được các bài tập theo khuôn mẫu và các bài tập
đơn giản thay số vào.
Qua kết quả quan sát những tiết TNSP trên lớp cho thấy HS học tập tích cực và lấy lại được niềm tin khởi nguồn từ các hoạt động học tập trao đổi nhóm giải quyết các NVKP: HS trao đổi nhóm ở những tiết đầu TN chưa cách biết vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống cụ thể. HS trao đổi nhóm chưa thật sự nghiêm túc: HS thờ ơ, coi đây không phải nhiệm vụ của bản thân cá nhân mà đây là công việc của nhóm, biểu hiện này xuất hiện ở một số ít HS của nhóm, do thói quen học tập thụđộng, không quen đóng góp ý kiến. Ở những tiết sau đã thu hút được số HS này vào các hoạt động tích cực: đóng góp ý kiến cho nhóm. Và HS dần dần biết cách vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết có hiệu quả các NVKP được đưa ra trên lớp. Thông qua kết quả trao đổi nhóm hấp dẫn và thú vịđã thu hút HS làm cho HS lấy lại niềm tin vào học tập: số HS phát biểu xây dựng bài trên lớp ngày càng nhiều hơn, với những câu trả lời ngày càng đầy đủ và chính xác hơn (xem phụ lục 2).
Qua kết quảđiều tra HS cho thấy HS thích thú với việc học nhóm giải quyết các NVKP để tìm ra kiến thức mới. HS nhận thấy với cách học này làm cho HS nhớ bài lâu hơn, biết cách sử dụng kiến thức có hiệu quả vào trong các tình huống cụ thể và HS thấy tự tin hơn mỗi khi giải quyết một vấn đề cụ thể (một câu hỏi, một nhiệm vụ GV đặt ra trên lớp). HS có thể thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức của bài học, giữa các bài trong chương và bài kiểm tra chương “Chất khí” HS làm bài tích cực và tự tin. Đây là những điều HS đạt được ở chương “Chất khí” mà ở những chương trước
đó đã học không có được. Do đó, HS mong muốn được GV dạy các chương khác giống như chương “Chất khí” (xem phụ lục 14).
Qua kết quả bài kiểm tra của HS tôi nhận thấy số HS đạt từ 5 điểm trở xuống nhóm ĐC 46,2% và nhóm TN 21,6%; số HS đạt từ 7 điểm trở lên nhóm ĐC 12,8%, nhóm TN 48,6%. Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy số HS yếu của nhóm TN giảm 24,6% và số HS khá giỏi tăng 35,8% so với nhóm ĐC. Điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (XÐC 5,39,XTN 6,83) đã được kiểm định là có ý nghĩa, hay nói khác hơn PP DHKP mang lại kết quả cao hơn sovới các PP khác. So sánh với kết quả tiền TN: số HS yếu của nhóm TN giảm đi 48,7% so với trước khi tiến hành TN (trước TN 70,3%) trái lại số HS khá giỏi của nhóm TN tăng lên 32,4% so với trước khi tiến hành TN (trước TN 16,2%).