- Sử dụng câu hỏi chứa đựng hệ thống đánh giá Bloom: Trong các bài kiểm tra viết bình thường (15 phút – 1 tiết), yêu cầu đánh giá HS ở 3 bậc đầu tiên (biết, hiểu và vận dụng) phù hợ p v ớ
b/ NVKP: Các nhà Vật lí đã làm thí nghiệm và phát hiện ra mối quan hệ p,V của một khối khí khi nhiệt độ không đổi là theo đường hyperbol Trong trường hợp này, em nhận thấ y đặ c
1.7.5. Tổ chức dạy học khám phá
Việc tổ chức DHKP chủ yếu là việc tổ chức thực hiện các NVKP. Vấn đề này liên quan từ việc thiết kế NVKP đến việc trao nhiệm vụ và quản lí thời gian thực hiện nhiệm vụ.
- Các NVKP phải được chuẩn bị trước trong giáo án. Có như vậy mới không tùy tiện cho khám phá bằng những câu hỏi thông thường, không đạt các yêu cầu để HS khám phá (lựa chọn nhiệm vụ có ý nghĩa, hấp dẫn, vấn đề về câu chữ, sự gợi ý…). Chuẩn bị trước NVKP còn có một lợi thế là chuẩn bị trước hình thức trao nhiệm vụ cho HS. Việc trao nhiệm vụ như thế nào, bằng cách nào để tránh đơn điệu cũng góp phần làm hưng phấn cho HS khi nhận nhiệm vụ (rơi vào tình huống có vấn đề).
- Cần quản lí chặt chẽ thời gian để HS khám phá. Kinh nghiệm cho thấy, nếu trao NVKP mà có nhiều HS xin phát biểu ngay tức là nhiệm vụ này quá dễ, rút kinh nghiệm sửa lại cho lần dạy sau. NVKP hay nghĩa là sau khi nhận nó, cả lớp râm ran bàn tán, tranh luận. Nếu NVKP làm cả lớp im lặng, ánh mắt các em tỏ ra chưa nhận thức được, chưa hiểu, cần gợi ý thêm. Trường hợp này cũng rút kinh nghiệm, có thể nhiệm vụ quá khó hoặc có chỗ nào đó HS chưa hiểu. Như đã nói, mỗi NVKP HS chỉ có 2 – 3 phút để làm việc (GV qui định) nên cần khẩn trương khi giao nhiệm vụ, không nói nhiều. Trường hợp hết giờ mà HS không giải quyết được, GV đưa ra đáp án ngay, không chần chừ chờđợi để không mất thời gian bài học.
- Trao đổi nhóm là cách tổ chức DHKP có hiệu quả. Khi HS đã quen với học trao đổi nhóm thì việc giải quyết các NVKP sẽ nhanh chóng. Tuy nhiên cũng có những NVKP để cho HS nỗ lực cá nhân tìm kiếm.
Theo quan điểm của lí luận dạy học, tổ chức lớp học sao cho người học được thoải mái và có
điều kiện thể hiện mình trong hoạt động học. Chính vì thế, DHKP đã tạo điều kiện cho HS thể hiện hết tính cách của mình trong học tập nên lớp học không có một sơđồ nhất định. Có thể bố trí chỗ
ngồi theo cụm 3, 4 HS hoặc có thể nhiều hơn tạo thành nhóm thảo luận - kiểu nhóm di động mỗi khi có vấn đề học tập mà GV trao cho lớp. Tuy nhiên, kiểu tổ chức này chỉ áp dụng cho lớp ít HS. Nếu lớp đông HS thì có thể thảo luận theo kiểu nhóm cốđịnh (2 - 3 HS ngồi gần nhau).