Định hướng phát triển ngành BHXH của Nhà nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM BẢO TOÀN VÀ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM (Trang 60 - 61)

5. Số dư cuối năm

3.1Định hướng phát triển ngành BHXH của Nhà nước

Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới bắt đầu từ năm 1986 thực hiện quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa ra các nguyên tắc phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội, trong đó đặt vấn đề phát triển hệ thống an sinh xã hội, mà trụ cột là BHXH, như một tất yếu đảm bảo cho các giá trị của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, trong nhiều kỳ Đại hội Đảng - nhất là Đại hội Đảng IX và X vừa qua, vấn đề BHXH, an sinh xã hội được xác định như một trọng tâm trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với tốc độ nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: “ Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế...”. Nghị quyết cũng đã xác định lộ trình thực hiện sự nghiệp BHXH ở Việt Nam trong thời gian tới như sau: "Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân". Đến Đại hội X của Đảng đã đặt nhiệm vụ “xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân”. Đồng thời yêu cầu phải “đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp…”

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM BẢO TOÀN VÀ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM (Trang 60 - 61)