Việc cải cách BHXH thực sự đi vào thực tiễn khi hàng loạt các văn bản pháp qui được ban hành từ năm 1995:
- Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước và mọi người lao động theo loại hình bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. Các chế độ trong Điều lệ này gồm: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, TNLĐ – BNN, hưu trí và tử tuất. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động làm việc ở những đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên; người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội;
- Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam;
- Quyết định số 606/ TTg ngày 26/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam;
- Nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân;
- Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ phường, xã, thị trấn. Cán bộ cấp xã tham gia đóng BHXH và hưởng chế độ hưu trí và mai táng phí là những cán bộ làm công tác Đảng, chính quyền, trưởng các đoàn thể và cán bộ thuộc bốn chức danh chuyên môn;
- Nghị định 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT thay thế cho NĐ 299/HĐBT ngày 15/8/1992;
- Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động có thời gian tham gia BHXH từ đủ 3 năm trở lên bị suy giảm sức khỏe, sau điều trị ốm đau, TNLĐ-BNN mà chưa phục hồi sức khỏe hoặc lao động nữ yếu sức khỏe sau khi sinh;
- Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ BHXH quy định việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với lao động làm việc ở tất cả các đơn vị, tổ chức theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có thời hạn từ 3 tháng trở lên( không còn điều kiện số lao động nữa); Lịch sử phát triển ngành BHXH Việt Nam được đánh dấu như một bước phát triển mới là vào ngày 29 tháng 6 năm 2006 Luật BHXH số 71/2006/QH11 ra đời. Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Luật thì không thay đổi so với NĐ 01/2003/NĐ-CP, nhưng về các chế độ thì có thay đổi và bổ sung thêm loại hình BHXH tự nguyện thực hiện từ 01/01/2008 và bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ 01/01/2009;
- Tiếp theo là Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.
nay mới thực sự có những cải cách về chính sách BHXH và đánh dấu thời kỳ phát triển mới về sự nghiệp BHXH. Những nội dung cụ thể đánh dấu bước cải cách về BHXH ở nước ta là:
- Đối tượng tham gia BHXH bao gồm cả người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Hình thành được quỹ BHXH trên cơ sở đóng góp của 3 bên: người sử dụng lao động, người lao động và sự bảo hộ của Nhà nước (người sử dụng lao động đóng 15%, người lao động đóng 5%). Quỹ BHXH hoạt động độc lập với NSNN.
- Các chế độ BHXH gồm: ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, hưu trí và tử tuất, sau đó đã bổ sung thêm chế độ nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe(Quyết định số 37/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2001).
- Hệ thống BHXH Việt Nam được hình thành 3 cấp từ Trung ương đến địa phương - Một hệ thống thống nhất chuyên trách tổ chức thực hiện chính sách và quản lý quỹ BHXH. Từ năm 2002 đã chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam.