Đánh giá công tác quản lý quỹ BHXH từ khi thành lập BHXH Việt Nam 1 Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM BẢO TOÀN VÀ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM (Trang 53 - 55)

5. Số dư cuối năm

2.3Đánh giá công tác quản lý quỹ BHXH từ khi thành lập BHXH Việt Nam 1 Những mặt đạt được

2.3.1 Những mặt đạt được

- Từ 1995 đến nay ở Việt Nam đã thực hiện được nguyên tắc BHXH: có đóng, có hưởng, xóa bỏ bao cấp từ Nhà nước về BHXH, phù hợp với mô hình phân phối của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Quan hệ mức đóng và quyền lợi hưởng đã tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động BHXH trong từng chế độ riêng biệt.

- Phạm vi đối tượng tham gia BHXH từng bước được mở rộng, tạo được sự bình đẳng giữa những người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, làm thay đổi nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ BHXH, khuyến khích người lao động tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi BHXH. Tạo được sự an tâm, lòng tin và sự công bằng cho mọi người lao động trong xã hội trước chính sách BHXH. Cuối năm 1995, số người tham gia BHXH là 2.275.998 người đến cuối năm 2007 là 8.148.123 người.

- Hệ thống BHXH Việt Nam tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đã chuyên môn hóa việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHXH. Do vậy đã tách hoạt động của sự nghiệp thu - chi quản lý quỹ BHXH ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước. BHXH Việt Nam có điều kiện để thực hiện cải cách hành chính, tổ chức thực hiện tốt thu - chi BHXH, cải tiến quy trình thủ tục xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH trong cả nước được thống nhất, kịp thời, công bằng và hiệu quả.

- Hệ thống văn bản pháp luật về BHXH được sửa đổi, bổ sung phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Hơn 60 năm thực hiện chính sách BHXH, năm 2006 đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách BHXH ở nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đó là sự ra đời của Luật BHXH, bao gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Luật là văn bản pháp luật hoàn thiện nhất, có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực BHXH từ trước đến nay của nước ta. Luật đã thể chế hóa các quy định về BHXH, tính pháp lý cao và ổn định đã khắc phục được những thay đổi thường xuyên trong chế độ chính sách BHXH. Từ đó đã tạo điều kiện để cơ quan BHXH triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH.

- Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, hạch toán độc lập với NSNN. Trước 1995, quỹ BHXH chỉ là một nguồn thu của NSNN, người lao động không phải đóng vào quỹ nên nguồn chi trả chủ yếu dựa vào sự bao cấp của Nhà nước. Với quy định người lao động và người sử dụng lao động phải đóng và Nhà nước hỗ trợ để hình thành quỹ đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Số thu

hàng năm cao hơn số chi nên quỹ có kết dư. Quỹ BHXH đã trở thành nguồn tài chính rất quan trọng giúp Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động và thực hiện điều tiết xã hội trong lĩnh vực BHXH. Tổng số tiền sinh lợi của quỹ BHXH qua 11 năm (1997-2007) khoảng 19.000 tỷ đồng. Quỹ BHXH đã thực sự trở thành nguồn quỹ dự phòng, là sự bảo hành của Nhà nước đối với người lao động và các tầng lớp dân cư khác trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.

- Hoạt động của BHXH đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực một mặt góp phần ổn định xã hội, nhưng mặt khác lại là công cụ hữu hiệu trong việc điều tiết xã hội, góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong xã hội.

- Từ năm 1995 đến năm 2007, số thu BHXH liên tục tăng, năm 1995 là 2.569,7 tỷ đến năm 2007 là 28.991.247 tỷ đồng [xem phụ lục 1]. Kể từ khi thành lập cơ quan BHXH Việt Nam, với nguồn kinh phí từ NSNN được đảm bảo cấp đúng, đủ theo dự toán thì việc tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho các đối tượng

khá kịp thời và đầy đủ. Quy trình, thủ tục xét duyệt, chi trả bảo hiểm xã hội cụ thể, rõ ràng đã giảm bớt phiền hà đối với tổ chức và cá nhân thụ hưởng chính sách BHXH. Tổng số tiền chi BHXH từ 1995 đến 2007 là: 150.834 tỷ đồng [xem phụ lục 2]. Số đối tượng hưởng các chế độ hưu trí và trợ cấp hàng tháng tính đến cuối năm 2007 là: 2.143.217 người.

Tóm lại, đánh giá hoạt động của BHXH Việt Nam thời gian qua, Bộ Chính trị - Ban

chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã kết luận:

Từ khi triển khai Điều lệ BHXH theo Luật Lao động, được sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống BHXH Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng, tổ chức bộ máy thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người tham gia và hưởng BHXH; tổ chức thu đạt kết quả khá cao, chi trả kịp thời cho các đối tượng hưởng BHXH và bước đầu đã hình thành được quỹ BHXH tập trung độc lập với NSNN.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM BẢO TOÀN VÀ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM (Trang 53 - 55)