5. Số dư cuối năm
3.1.2 Quan điểm chỉ đạo quản lý quỹ BHXH
Một là, Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
Chính sách, chế độ BHXH gắn liền với đời sống kinh tế của hầu hết các tầng lớp dân cư của quốc gia. Chính sách, chế độ BHXH được thực hiện tốt trong đời sống xã hội là điều kiện quan trọng đảm bảo vững chắc ổn định chính trị và an toàn xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta coi chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với mọi tầng lớp nhân dân nói chung và người lao động nói riêng phải thể hiện và đảm bảo đầy đủ chủ
trương, đường lối chính trị, vai trò và hiệu lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phải thể hiện chức năng, quyền lực quản lý xã hội của Nhà nước nhằm đảm bảo cho mọi người dân được bình đẳng về cơ hội, về quyền và nghĩa vụ tham gia và hưởng thụ các chế độ, chính sách về BHXH. Vì vậy, có thể khẳng định chính sách, chế độ BHXH là thể chế, sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.
Hơn nữa, BHXH là hoạt động sự nghiệp dịch vụ công - một trong những chức năng của quản lý nhà nước. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, tăng trưởng ngày càng cao thì nguy cơ phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, nạn thất nghiệp gia tăng, tiềm ẩn bất ổn định xã hội lớn… do đó việc tăng cường quản lý nhà nước với hệ thống chính sách BHXH phù hợp là cơ sở để tạo ra ổn định kinh tế - xã hội, xã hội đồng thuận, người lao động yên tâm làm việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Hai là, Phát huy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và an toàn xã hội
Chế độ BHXH được ban hành và tổ chức thực hiện đối với các đối tượng tham gia nhằm huy động mọi tiềm năng của từng đơn vị, từng cơ quan, từng cá nhân, vừa để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy xã hội và tiêu dùng, vừa để hình thành quỹ BHXH – là nguồn lực tài chính tập trung to lớn, một mặt đáp ứng nhu cầu chi tiêu đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng các chế độ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội; mặt khác đó là nguồn vốn trong nước to lớn để tham gia đầu tư phát triển nền kinh tế - xã hội của nước nhà. Tất cả phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Ba là, Quỹ BHXH được xây dựng theo mô hình tồn tích
Trước năm 1995, quỹ được thiết kế theo mô hình tọa thu – tọa chi, nguồn thu BHXH chỉ là một trong những nguồn kinh phí để hình thành nguồn thu của NSNN. Thiết kế theo mô hình này đã dẫn đến sự ỷ lại vào sự bao cấp của NSNN, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dẫn đến thu không đủ chi, sự cấp phát từ NSNN để đảm bảo nhu cầu chi BHXH ngày càng lớn. Mặt khác, tiềm năng để mở rộng đối
tượng tham gia BHXH ở nước ta còn rất lớn và thời gian tham gia đóng BHXH của mỗi người dài, thiết kế quỹ BHXH theo mô hình tồn tích sẽ tạo ra được một nguồn tài chính vô cùng lớn và quan trọng để phát triển nền kinh tế - xã hội, đồng thời tạo ra một quỹ tiền tệ quan trọng để bảo đảm nhu cầu chi trả sau này cho người thụ hưởng.
Bốn là, Thiết kế quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng, cân đối thu – chi, chia sẻ rủi ro
- Đối tượng thụ hưởng nguồn tài chính của quỹ BHXH phải tham gia và đóng góp vào quỹ BHXH. Mọi chủ sử dụng lao động đều phải có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH. Nhà nước luôn luôn và có trách nhiệm bảo hộ cho quỹ trong trường hợp quỹ mất cân đối thu ít hơn chi.
Năm là, Thống nhất tổ chức sự nghiệp quản lý quỹ từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện phân cấp quản lý quỹ BHXH
- Nhà nước thành lập một tổ chức thống nhất của Nhà nước theo hệ thống dọc từ Trung ương đến cơ sở để tổ chức thực hiện tất cả các chế độ BHXH đối với mọi người lao động và toàn thể nhân dân.
- Phân cấp và quy định cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị và từng cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH.
Sáu là, Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, hạch toán độc lập với NSNN theo chế độ tài chính và pháp luật quy định.
- Phải quản lý toàn diện, đồng bộ, chặt chẽ, an toàn, chính xác, kịp thời và hiệu quả quỹ BHXH. Hoạt động quản lý phải được tiến hành đồng bộ từ khâu ban hành, hướng dẫn chế độ chính sách đến khâu tổ chức thực hiện. Hệ thống các văn bản phải đồng bộ, không được chồng chéo, mâu thuẫn, dễ làm, dễ nhớ, dễ kiểm tra. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ và từng cá nhân trong quá trình quản lý. Tất cả các loại vốn, nguồn vốn trong hệ thống phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ tài chính của Nhà nước và quy định riêng của BHXH Việt Nam. Phải đảm bảo an toàn, hạn chế thất thoát rủi ro đến mức độ thấp nhất. Tất cả hoạt động nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực quản lý phải được xử lý kịp thời,
đảm bảo chính xác và phải đạt hiệu quả cao về kinh tế và xã hội.
- Quản lý tập trung, thống nhất, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ. Mọi chế độ, chính sách, mọi chế độ thu, chi phải được áp dụng và điều chỉnh đối với mọi đối tượng một cách thống nhất trong toàn ngành theo pháp luật quy định. Đảm bảo cho mọi đối tượng được hưởng đầy đủ các quyền lợi khi đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng góp.
Phải xây dựng một cơ chế vận hành đảm bảo công bằng, dân chủ và công khai. Cơ chế đó phải được xây dựng trên một hệ thống các tiêu thức, tiêu chí phản ánh đầy đủ các nội dung cần quản lý. Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện của từng tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện trên một hệ thống tiêu thức, tiêu chí đã được mọi người, mọi đơn vị tham gia thảo luận.