Những điều cần lư uý trong kinh doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp (Trang 25 - 26)

các quy định về bảo đảm chất lượng, mẫu mã của Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản.

Nhãn hiệu “Đảm bảo chất lượng hàng gốm: - “Ceramic Ware Safety Mark” dựa theo tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện. Uỷ Ban cố vấn về nhãn hiệu của Hiệp hội các nhà sản xuất gốm Nhật Bản sẽ thực hiện việc đóng gói nhãn hiệu “ Ceramic Ware safety Mark” lên các sản phẩm hoặc lên các bao bì sản phẩm ( trường hợp sản phẩm được đóng gói trong hộp) sau khi các sản phẩm này được kiểm tra và chứng nhận phù hợp với các quy định của Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản.

( Xin xem thêm chi tiết ở phụ lục 4)

Quy định về thuế nhập khẩu: trừ các mặt hàng nằm trong danh mục ưu đãi, mức thuế nhập khẩu nói chung là 3,4% cho những mặt hàng thông thường, 2,3% cho các nước tham gia Tổ chức thương mại thế giới.

( Xin xem thêm chi tiết ở phụ lục 6)

1.2.2.3 Những điều cần lưu ý trong kinh doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào thịtrường Nhật Bản trường Nhật Bản

Chiến lược thâm nhập thị trường thông qua đối tác, nhà phân phối: Sự hiện diện trực tiếp trên thị trường Nhật Bản là cách tốt nhất để có thể thâm nhập được vào thị trường này. Nhưng đó là hình thức hết sức tốn kém. Việc tìm kiếm và lựa chọn

đối tác để đại diện cho Doanh nghiệp là chiến lược Marketing mang tính khả thi cao hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

Lựa chọn nhà phân phối: Hình thức này đòi hỏi phải có sự tuyển chọn kỹ lưỡng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc đối tác của DN tại Nhật.Tại Nhật, các nhà phân phối

thường chuyên biệt hoá trong một địa bàn hoặc một nhóm ngành hàng nhất định. Các công ty nhập khẩu Nhật Bản thường được lựa chọn để trở thành đại diện bán hàng cho các nhà xuất khẩu nước ngoài (dù rằng không nhất thiết đòi hỏi). Trong một số

trường hợp, thì đây là điều rất cần thiết để triển khai và mở rộng thị trường tại Nhật.

Lập đại diện tại Nhật: Mặc dù chi phí thuê văn phòng và nhân công rất cao, nhưng việc lập văn phòng đại diện tại Nhật ngày càng ít tốn kém hơn do giá thuê văn phòng đang có chiều hướng giảm dần.

Marketing trực tuyến: Bao gồm việc đặt hàng qua thư, tiếp thị qua điện thoại, tiếp xúc khách hàng trực tiếp, bán hàng qua mạng và thương mại điện tử là một phương pháp bán hàng hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu tiếp cận với khách hàng Nhật Bản mà không nhất thiết phải thông qua các kênh phân phối truyền thống.

Hình thức chọn mua hàng qua catalogue, bắt đầu được đưa vào giữa những năm 1990, là một hình thức bán hàng có rất nhiều triển vọng, với đồng yên mạnh và sự

sính đồ ngoại của người Nhật ngày càng gia tăng.

Tham gia các hội chợ triển lãm: Các hội chợ triển lãm, các cuộc hội thảo về

thương mại…cũng diễn ra thường xuyên tại Nhật, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở

hầu hết các trung tâm thương mại - công nghiệp và các thành phố lớn của Nhật. Các công ty Việt Nam nên tìm kiếm sự tài trợ của các trung tâm xúc tiến và hợp tác thương mại của hai nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)