Giải pháp tăng cường liên kết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp (Trang 89)

Cần phát triển nhân rộng mô hình liên kết chuỗi: nhằm kết hợp nhiều đơn vị

sản xuất vừa và nhỏ xung quanh một công ty chuyên ngành xuất khẩu gốm mỹ nghệ, công ty hoạt động như một nhà điều phối chung cho tất cả mọi thành viên trong chuỗi liên kết như: kế hoạch xây dựng, phát triển theo yêu cầu của thị trường; Kế

hoạch phân chia hợp đồng xuất khẩu đã ký kết thành công thành những đơn hàng cho từng cơ sở theo những mẫu mã họ đã tạo ra và đóng góp của việc giành lấy hợp

đồng; Kế hoạch kiểm tra chất lượng, giám sát và điều độ sản xuất của công ty với từng đơn vị sản xuất để quản lý tiến độ giao hàng…

Các thành viên trong chuỗi liên kết với thể chung nhau lắp đặt lò nung gốm có năng suất cao và chất lượng cao để nung tất cả các loại sản phẩm của chuỗi nhờ đó nguồn bán phẩm dồi dào này lò nung được tận dũng hết công suất; Các thành viên có thể chung nhau một khoản đầu tư mà nếu làm riêng lẻ là rất tốn kém và không hiệu quả như: chung nhau thuê chuyên gia có chuyên môn để tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định..

Liên kết dọc với khách hàng để trực tiếp bán hoặc phân phối ngay tại thị trường Nhật Bản: các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ có khả

năng về vốn, nhân lực, cơ sở vật chất… đã có mối quan hệ kinh doanh với các nhà nhập khẩu Nhật Bản cần có kế hoạch liên kết, liên doanh với chính những khách hàng nhập khẩu của mình để cùng nhau thực hiện các dự án đầu tư xây dựng một trung tâm kinh doanh phân phối các sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam ngay tại trên thị trường Nhật Bản; hoặc cùng góp vốn. cùng chia xẻ chi phí để cùng với họ kinh doanh sản phẩm ngay trên hệ thống bán sỉ, bán lẻ của khách hàng.Với hình thức liên kết trên, quyền lợi và lợi ích của khách hàng và nhà cung cấp sẽ gắn chặt với nhau hơn nữa, nhà cung cấp và nhà nhập khẩu giờ đây trở nên là một thực thể để cùng nhau thiết lập và thực hiện những kế hoạch phát triển sản phẩm mới phù hợp với thị

trường, những kế hoạch sản xuất, đóng gói, xuất khẩu và phân phối theo từng yêu cầu của phân khúc thị trường Nhật Bản.

Nâng cao vai trò của Hiệp hội gốm mỹ nghệ Việt Nam: Hiệp hội gốm sứ mỹ

nghệ Việt Nam cần được tổ chức như một Tổng Công ty cổ phần với sự đóng góp vốn của Nhà nước và các cổ đông là chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

trong ngành, với hình thức tổ chức này Hiệp hội có đủ khả năng tài chính để đầu tư

trang thiết bị và tuyển dụng cán bộ là những người có trình độ chuyên môn, giỏi ngoại ngữ , có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gốm mỹ nghệ… nhờ đó Hiệp hội đủ khả năng trở thành đầu tàu đúng nghĩa trong việc đại diện quyền lợi cho các hội viên và quan trọng hơn hết là vai trò định hướng, hỗ trợ cho các hội viên trong việc thiết kế các mẫu mã mới và kỹ thuật trong việc giảm bể vỡ, giảm phế

phẩm, nâng cao độ đồng đều của chất lượng, khao thác và vận dụng các nguồn tài nguyên và giảm bớt các hao phí nguyên liệu…

Lợi ích dự tính đạt được: thực hiện giải pháp tăng cường liên kết có tác dụng giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ vừa và nhỏ có thể tăng cường khả năng sản xuất kinh doanh của mình, cùng nhau đáp ứng các đơn hàng lớn của khách hàng kịp thời gian và chất lượng.

3.6 Kiến nghịđối với nhà nước

3.6.1 Chính sách hỗ trợ tài chính của Chính Phủ

Chính phủ cần phải có sự quan tâm hơn nữa cho phép các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vay vốn thực hiện các dự án đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng nâng cao trình độđổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị và xây dựng cơ sở

hạ tầng hoàn chỉnh, từng bước xoá bỏ tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu của các doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần có chế độ ưu đãi tài chính đối với các hoạt

động đầu tư nâng cao trình độ quản lý của doanh nghiệp. Để hỗ trợ vốn một cách tích cực nhất đối với các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng xuất khẩu, chính phủ cần có cơ chế chiết khấu hoặc vay vốn từ Quỹ hổ trợ xuất khẩu một cách dễ dàng ngay khi doanh nghiệp nhận được bảo đảm thanh toán cho hợp đồng xuất khẩu như L/C trả

ngay hoặc có xác nhận của ngân hàng về khoản tiền ứng trước.. nhờ đó doanh nghiệp

đủ vốn để triển khai sản xuất ngay cũng như nhận được tiền ngay sau khi xuất hàng.

3.6.2. Đẩy mạnh vai trò xúc tiến thương mại của Nhà nước

Chính phủ Việt Nam cần có sựđầu tư nhiều hơn về tài chính cho các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Nhật Bản để giúp họ có đủ kinh phí và nhân lực để

thực hiện nhiệm vụ là đầu mối giới thiệu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản thông qua các hoạt động như tổ chức xây dựng các nhà trưng bày sản phẩm, quảng

bá nhiều hơn nữa trên các tạp chí, các ấn phẩm, thực hiện các chuyến đi tìm hiểu tìm năng của khách hàng, thị hiếu của thị trường Nhật Bản, các chiến lược cạnh tranh của

đối thủ… sau đó chuyển về cho các doanh nghiệp để xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường phù hợp với Nhật Bản.

3.6.3 Hoàn thiện công tác bảo hộ kiểu dáng sở hữu công nghiệp

Chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa công tác này theo hướng mở rộng phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với luật lệ quốc tế, đơn giản hoá các thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tụê và xử phạt nghiêm minh những vi phạm ngay khi có khiếu kiện của người chủ tác quyền, thông báo rộng rãi những đơn vị, tác giả vi phạm bản quyền

để giáo dục và ngăn ngừa những vụ việc khác.

3.6.4 Xây dựng chính sách hỗ trợđể các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào Nhật Bản theo hướng chiến lược liên kết, liên doanh với các nhà nhập khẩu Nhật Bản

Chính phủ cần ban hành các chính sách khuyến khích, hướng dẫn và trợ giúp về

vốn đối với những doanh nghiệp xuất khẩu gốm mỹ nghệ có đủ thực lực và giàu kinh nghiệm tham gia vào nhiều hình thức liên doanh liên kết với các nhà nhập khẩu Nhật Bản như liên doanh góp vốn, hợp đồng nhượng quyền.. để các doanh nghiệp này làm

đầu tàu trong chiến lược xâm nhập, quảng bá và mở rộng thị trường cho hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trong thời gian qua ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam bên cạnh những đóng góp tích cực vào việc đẩy mạnh xuất khẩu và tích lũy vốn cho qúa trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước đã bộc lộ một số nhược điểm. Chính vì vậy, việc tổng kết, phân tích và đánh giá các mặt được và còn yếu kém của ngành gốm mỹ nghệ khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản là điều cần thiết. Qua đó, chúng ta sẽ rút ra được những bài học bổ ích và xác định được những chính sách thuận lợi hơn, hỗ trợ tốt hơn các doanh nghiệp xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường này.

Qua việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ và phân tích các phương án khai thác điểm mạnh, các tác động tích cực cũng như các phương án hạn chế các điểm yếu và các tác động tiêu cực để đưa ra các nhóm giải pháp chính nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Đó là các nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp 1: Giải pháp về vốn nhằm đẩy mạnh việc sản xuất, xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang Nhật Bản. Nhóm giải pháp 2: Đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản

Nhóm giải pháp 3:: Nâng cao tính cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam.

Nhóm giải pháp 4: Đẩy mạnh hoạt động marketing mở rộng thị trường xuất khẩu

LI KT LUN

Nhật Bản là thị trường truyền thống của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam. Ngay từ

thế kỷ 15 -16 các bát uống trà Việt (gốm Chu Đậu) đã có mặt tại Nhật Bản, góp phần phát triển trà đạo Nhật. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD đồ gốm sứ

mỹ nghệ. Nhưng do thị trường Nhật Bản đòi hỏi rất cao về chất lượng, gốm vào Nhật Bản phải có dấu JIS- nhãn hiệu tự nguyện trên cơ sở Luật Tiêu Chuẩn công nghiệp Nhật Bản, và dấu “G”, “ceremic safety Mark” – nhãn hiệu “ Bảo đảm chất lượng hàng gốm”, nên hàng gốm Việt Nam vào Nhật còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta.

Bên cạnh đó, tại thị trường Nhật Bản ngành gốm Việt Nam đang phải cạnh tranh với các sản phẩm gốm cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Do đó, muốn đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, trong điều kiện mà ngành gốm mỹ

nghệ của Việt Nam đang ở mức phát triển chưa cao, tính cạnh tranh còn thấp thì cần phải nghiên cứu kỹ thị trường này; đánh giá được khả năng thực tế của hàng gốm mỹ

nghệ Việt Nam thâm nhập thị trường từđó đưa ra các giải pháp cụ thểđể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Do đó, luận văn: “Xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp phát triển” đã nghiên cứu và phân tích tình hình xuất khẩu hàng của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, những nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu và đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, điều tra thực địa, đồng thời phân tích tính toán các số liệu, tài liệu qua các tạp chí, các đề tài nghiên cứu… Luận văn đã thực hiện một số kết quả cơ bản có thể tóm tắt như sau:

1. Vận dụng các học thuyết thương mại quốc tế để đưa ra kết luận Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị

trường Nhật Bản.

2. Trên cơ sở phân tích những nhân tốảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam, cùng với những lợi thế tích cực để phát triển ngành gốm mỹ nghệ, vai trò của việc sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệđể

có thể khẳng định: cần phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường các nước và Nhật Bản là một trong những thị trường có tiềm năng mà gốm mỹ nghệ Việt Nam cần phải khai thác.

3. Nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

4. Đề xuất những giải pháp cụ thể có tính khả thi cao đểđẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản:

™ Giải pháp về vốn nhằm đẩy mạnh việc sản xuất, xuất khẩu hàng gốm mỹ

nghệ của Việt Nam sang Nhật Bản.

™ Đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản.

™ Nâng cao tính cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam.

™ Đẩy mạnh hoạt động marketing mở rộng thị trường xuất khẩu.

™ Giải pháp tăng cường liên kết.

5. Để hỗ trợ nhiều hơn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, luận văn đã đề đạt những kiến nghị với Chính phủ

một số chính sách trợ giúp về tài chính, trợ giúp xuất khẩu, những chính sách hỗ trợ

công tác nghiên cứu phát triển mẫu mã và bảo vệ quyền lợi chính đáng của tác quyền và những chính sách mới cho phép các doanh nghiệp được dễ dàng thực hiện các chiến lược liên kết nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Các giải pháp và kiến nghị nói trên nếu được quan tâm thực hiện đồng bộ sẽ giúp cho ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời tận dụng những lợi thế hiện có để đáp ứng tích cực hơn đối với các yêu cầu của thị trường Nhật Bản….nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ

Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản sẽ

góp phần làm cho sản xuất trong nước phát triển không ngừng nhằm xây dựng sự

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Kim Anh (2003), Gm s Bát Tràng - tng bước xây dng thương hiu, Khoa học kỹ thuật Kinh tế số 21, trang 12

2. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ngh

quyết 07-NQ/TW ngày 27/1/2001 v hi nhp kinh tế.

3. Bộ thương mại, Chiến lược phát trin xut nhp khu Vit Nam thi k

2001 -2010

4. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long (8/2004), tng hp các cơ s Gm m ngh

trên địa bàn tnh Vĩnh Long giai đon 2000-2003.

5. Trần Khánh Chương(2002), Gm Vit Nam, Nhà xut bn M thut, 2002 6. TS. Lê Đăng Doanh (2005), Năng lc cnh tranh ca Vit Nam b tt hng, ti sao? – VietNamNet

7. PGS _Ts Bùi Lê Hà, PGS – TS Nguyễn Đông Phong (1997), Marketing Quc tế- Tài liệu phục vụ giảng dạy Cao học Ngoại thương.

8. TH.H, Doanh nghip Nht Bn tìm mua hàng th công m ngh , Sài Gòn giải phóng, 15/12/2002

9. Thuý Hải, Cách tiếp th đạt hiu qu kinh tế cao: Trin lãm xúc tiến hàng th công m ngh sang th trường Nht Bn, Sài Gòn giải phóng, 18/12/2003

10. TS. Hồ Hoàng Hoa (2002), Văn hoá Nht - Nhng chng đường phát trin, Nhà xuất bản Khoa Học

11. Bùi Chí Hoàng(2003), Gm s Vit Nam và th trường Đông Nam Á. Hàng th công m ngh xut khuVit Nam, Nhà xuất bản Trẻ, trang 41

12. Lê Hiền(2001), Gm m ngh Đồng Nai - Nhng điu kin để n định và phát trin, Việt Nam - Thế giới, trang 6

13. Trọng Hà(2004), th trường xut khu hàng th công m ngh Vit Nam phát trin mnh, VietNamNet.

14. Thu Hà, Phương Nhi(2003), Gốm sứ Việt Nam tìm đường xuất ngoại, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - số 4(45)

15. Vũ Khánh(2005), Nhìn cách người Trung Quc làm xúc tiến, VietNamNet.

16. Gia Linh (2005), Chi phí kinh doanh Vit Nam cao nht khu vc, ViệtNamNet

17. Phạm Công Luận & Asako Kato - Nhng sc màu Nht Bn

18. Phi Long (2004), Hàng th công m ngh: Đắt hàng, nhưng lo!, VietNamNet

19. Nguyễn Lăng, Làng gm Bát Tràng, Sài Gòn giải phóng, 06/04/2002, trang 6

20. CN. Nguyễn Minh Nghiệp (6/2003), Đề tài Xây dng chiến lược sn phm mt s mt hàng ch lc có tim năng xut khu ca Tnh Vĩnh Long.

21. Nguyễn Thị Nguyệt, Gm m ngh Biên Hoà – Thành Tu văn hoá Đồng Nai, Bo Tàng và Di tích Đồng Nai, trang 42-44

22. L.P.S, Trin lãm hàng th công m ngh xut khu sang Nht, Sài gòn gii phóng, 25/02/2001

23. Ngọc Sương, Th trường Nht hp dn nhưng khó tính, Người Lao Động, 01/04/2003

24. Lưu Ngọc Trinh(2002), Trước thm thế k XXI nhìn li mô hình phát trin kinh tế Nht Bn, Vin Nghiên cu kinh tế thế gii, Nhà Xuất Bản Thống Kê Hà Nội

25. Kim Ưng, Đim sáng ca mt ngành truyn thng: Gm s Bình Dương, 13/03/2002

26. P.V, Tăng cường mi quan h Vit Nht, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2/05/2002.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)