Đẩy mạnh hoạt động marketing mở rộng thị trường xuất khẩ u

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp (Trang 88 - 89)

Tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế: hiện nay ở Nhật Bản hàng năm có khoảng 200 cuộc hội chợ

triển lãm cho sản phẩm trong và ngoài nước. Các nước đang phát triển được Chính Phủ Nhật Bản khuyến khích tham gia bằng viện trợ tài chính dưới các dạng khác nhau, bao gồm cả việc giảm một nữa chi phí thuê gian hàng. Tuy nhiên, các hội chợ

triển lãm ở Nhật Bản thông thường chỉ là nơi xem hàng mẫu, hỏi giá ban đầu và thu thập các thông tin khác. Bên cạnh đó, cũng nên thường xuyên liên lạc với JETRO để

cập nhật các thông tin, tham gia các cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ do JETRO tổ chức, gửi cataloge cho các cơ quan thương mại Nhật Bản tại Việt Nam như JETRO, JCCL để nhờ họ giới thiệu tới các công ty Nhật Bản

Một trong những hình thức quảng cáo hữu hiệu của hàng gốm mỹ nghệđó là sử dụng mạng Internet. Hình thức quảng cáo này cung cấp mọi tiện nghi bổ sung thêm các nét đặc trưng của phương tiện đa năng như âm thanh, hình ảnh, màu sắc

sống động. Các doanh nghiệp có thể truy cập vào và trao đổi thông tin về sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng với công ty. Để hình thức quảng cáo này thực hiện có hiệu quả thì cần một trang Web chung quảng cáo cho hàng gốm mỹ

nghệ Việt Nam. Và theo đó, mỗi doanh nghiệp cần thiết kế cho mình một website riêng giới thiệu về sản phẩm của mình.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể dùng các hình thức quảng cáo khác như: sử dụng catalogue, brochure, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở

showroom…

Tổ chức hội chợ chuyên ngành gốm mỹ nghệ và thiết bị trang trí vườn kết hợp du lịch làng nghề, du lịch sinh thái của Việt Nam: Việt Nam nên có kế hoạch xây dựng và tổ chức Trung tâm hội chợ chuyên ngành triển lãm các mặt hàng gốm và hàng mỹ nghệ của cả nước đồng thời kết hợp các tour du lịch cho khách tham quan Hội chợ, nhờ những tour này mà khách hàng có thể kết hợp hai mục đích vào trong một chuyến đi đến Việt Nam đó là tìm mua hàng và du lịch.

Đẩy mạnh hoạt động marketing địa phương: hãy coi marketing cho gốm không chỉ là của doanh nghiệp mà là công việc của mỗi người dân Việt Nam - từ vị

lãnh đạo cho đến anh thợ gốm. Hãy tập trung quảng bá cho Việt Nam nói chung, gốm Việt Nam nói riêng.

Đẩy mạnh thương mại điện tử: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gốm mỹ

nghệ cần đầu tư xây dựng các trang web của mình để cung cấp mọi thông tin về sản phẩm của mình, chủ động giới thiệu các sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể biết thêm về nhu cầu, thói quen, hành vi tiêu dùng… của người Nhật Bản và có thêm nhiều cơ hội bán hàng.

Lợi ích dự tính đạt được: thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động marketing, hình ảnh của Việt Nam nói chung, hình ảnh của gốm nói riêng được khách hàng Nhật Bản biết đến ngày càng nhiều. Ngoài ra, nó còn giúp các doanh nghiệp nắm được các nhu cầu thị hiếu của người Nhật Bản để có những chính sách cho sản xuất, bán hàng phù hợp nhằm không ngừng làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)