Đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp (Trang 78)

trường Nhật Bản

Trong thời kỳđầu của quá trình thâm nhập thị trường Nhật Bản, các nhà sản xuất gốm mỹ nghệ Việt Nam có thể xuất khẩu sản phẩm của mình thông qua các hình thức sau:

- Bán hàng gốm mỹ nghệ qua trung gian đểđưa hàng vào thị trường Nhật Bản. Với hình thức này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải sẵn sàng chấp nhận sản phẩm của mình được tiêu thụ dưới “mark” của một quốc gia khác nhưng có ưu điểm là các doanh nghiệp không phải đầu tư vốn nhiều vào khâu tiếp thị và bán hàng ở nước ngoài mà vẫn tiêu thụđược hàng hoá ở nước ngoài.

- Bán hàng gốm mỹ nghệ cho các doanh nghiệp Nhật Bản trực tiếp tìm đến các làng nghề, các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ để mua sản phẩm ngay tại nguồn. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ dưới hình thức này có giá cả thường thấp, các doanh nghiệp Việt Nam không trực tiếp tiếp cận với thị trường nên phụ thuộc nhiều vào đối tác Nhật Bản về thị trường, không nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, mẫu mã thường do đối tác cung cấp, hạn chế khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất.

- Xuất khẩu tại chỗ thông qua các khách du lịch của Nhật Bản đến Việt Nam. Có ba loại mặt hàng mà du khách trẻ Nhật Bản cho là thần khí không thể không mua sắm khi du lịch ở Việt Nam đó là: áo dài, dép sandal và đồ gốm mỹ nghệ. Xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ dưới hình thức này có chi phí thấp nhưng vẫn tạo ra doanh thu cao, hàng hoá được trưng bày riêng biệt( do không lẫn với các quốc gia khác) nên dễ

thu hút khách hàng mua sản phẩm của Việt Nam, không phải đầu tư cho khâu xuất khẩu nhưng vẫn tiếp cận được với thị trường…

Trong giai đoạn đã thâm nhập được thị trường Nhật Bản, các nhà sản xuất gốm mỹ nghệ của Việt Nam nên xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp Nhật Bản thông qua đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng, tăng cường các hoạt động marketing, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những kiểu dáng, mẫu mã độc đáo, xây dựng thương hiệu có uy tín. Với hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ

giảm được các chi phí trung gian; Nhật Bản là một thị trường tương đối gần so với Việt Nam nên việc xuất khẩu trực tiếp sẽ góp phần làm giảm chi phí vận tải, bảo hiểm… Nhờ đó sẽ góp phần làm giảm giá bán của hàng gốm mỹ nghệ, nâng cao khả

năng cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường Nhật Bản.

Khi hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam đã có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam có thể phân phối trực tiếp sản phẩm gốm mỹ nghệđến tay người tiêu dùng Nhật Bản bằng các cách sau:

- Xây dựng các chi nhánh, các đại lý bán hàng ở Nhật Bản để họ nhanh chóng giao hàng đến tận tay người tiêu dùng

- Thông qua các công ty thương mại có quan hệ với thị trường nhập khẩu Nhật Bản

- Tham gia các hội chợ quốc tế triển lãm hàng thủ công mỹ nghệđể trực tiếp tìm các đối tác.

- Trực tiếp liên hệ với các cửa hàng lớn ở Nhật Bản vì các cửa hàng này thường tự nhập khẩu hàng từ nước ngoài.

Với hình thức xuất khẩu gốm mỹ nghệ này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nắm bắt được kịp thời thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản, sẽ chủđộng hơn trong việc kiểm soát các kênh phâp phối, các hoạt động marketing, sẽ nhanh chóng tiếp cận thị

trường và ngày càng nâng cao kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của mình.

Lợi ích dự tính đạt được: việc đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản sẽđẩy nhanh việc tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Nhật Bản, nâng cao vị thế của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường cạnh tranh gay gắt này.

3.5.3 Nâng cao tính cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam

3.5.3.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng hàng gốm mỹ nghệ

Chất lượng được xem như là một trong những tiêu chí hàng đầu cho việc thâm nhập các sản phẩm vào thị trường Nhật Bản. Chính vì vậy, cần phải thực hiện quá trình kiểm soát chất lượng tư khâu thu mua nguyên vật liệu cho tới khi sản phẩm

được vận chuyển tới tay người tiêu dùng. Đặc biệt, chiếc đũa thần để nâng cao chất lượng hàng gốm chính là đổi mới công nghệ từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến đầu ra.

 Nguyên vật liệu:

Trước khi đưa vào sản xuất, các nhà sản xuất cần phân loại cụ thể, xử lý những nguyên liệu không phù hợp để đảm bảo tất cả những nguyên liệu có chất lượng tốt. Giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này chính là chuyên môn hoá khâu lọc đất:

-Tiến hành khai thác, chế biến các loại nguyên vật liệu tập trung nhằm khắc phục tình trạng khai thác bừa bãi, chế biến thủ công vừa tạo ra những loại nguyên vật liệu không đồng nhất vừa gây thất thoát tài nguyên.

-Tìm kiếm nguồn nguyên liệu đã qua tinh chế tốt để tạo ra sản phẩm tốt. Khâu này có vẻ đắt tiền hơn là lấy nguyên liệu đất không qua tinh chế làm nên sản phẩm nhưng thực ra nếu so sánh sản phẩm thì nung sản phẩm lại an toàn hơn, sản phẩm không bị bể vì nung bằng đất xấu.

-Quy hoạch những vùng giàu tài nguyên cao lanh, đất sét, đầu tư công nghệ trong công tác khai thác, chuyên môn hoá trong công tác khai thác, xử lý nguyên vật liệu nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và giá thành hạ thấp hơn hiện nay (hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất gốm đều tự mình làm hầu hết các khâu từ khâu xử lý nguyên liệu cho đến khi hoàn tất sản phẩm).

- Đầu tư vào việc nghiên cứu các loại men màu có chất lượng cao. Hiện nay, khoảng 80% men màu làm gốm của Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi thị trường men màu của Việt Nam lại bị ế ẩm vì chất lượng không đạt yêu cầu của ngành.

- Phải thực hiện quá trình kiểm soát chất lượng từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho tới khi sản phẩm được vận chuyển tới tay người tiêu dùng. Việc quản lý chất lượng theo quy trình không những giảm hao phí nguyên liệu do làm sai hỏng gây nên mà còn làm giảm giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo được uy tín trên thị trường Nhật Bản.

- Cần đảm bảo chất lượng sản phẩm như đã thoả thuận với khách hàng, chú ý khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng nhằm tạo uy tín tốt để đảm bảo mối quan hệ làm

ăn lâu dài với khách hàng.

- Phấn đấu đạt tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác để tạo lòng tin nơi khách hàng và tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xuất khẩu hàng hoá vào thị

trường Nhật Bản.

 Đầu tư vào công nghệ sản xuất hàng gốm mỹ nghệ:

Tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển công nghệ. Hiện nay chi phí này ở các doanh nghiệp đầu đàn về sản xuất gốm chỉ vào khoảng 0,25% trên tổng thu nhập, thấp hơn các doanh nghiệp trong cả nước cùng lĩnh vực 20 – 25 lần. Các doanh

nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ cần phải: - Hợp lý hoá trong sản xuất, chuyên môn hoá trong một số công đoạn như khâu

làm đất, khâu tạo hình… nhờ đó sẽ nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và sản xuất những lô hàng lớn có chất lượng đồng nhất đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài:

- Khâu chế biến đất: cần phải mạnh dạn nhập khẩu các dây chuyền công nghệ

chế biến đất tiên tiến và đầu tư xây dựng các nhà máy chuyên chế biến xử lý đất cung cấp cho các vùng sản xuất gốm, các nhà máy này có những thiết bị phân tích, kiểm nghiệm để lựa chọn và ổn định chất lượng nguyên liệu thô trước khi đưa ra chế biến nhiều loại nguyên liệu đáp ứng nhiều phương pháp tạo hình khác nhau…

- Đối với khâu tạo hình: cần đầu tư hệ thống bơm cao áp , ống dẫn, van xả để

bơm đất lỏng từ bồn chứa đến tận các giàn chứa khuôn của công nhân sau đó đất dư

trong khuôn tạo hình được thu hồi trở lại bồn chứa nhờ rảnh thiết kế trên bàn tạo hình - Đối với khâu chấm phủ men: để tiết giảm chi phí có thểđào tạo cho công nhân chấm men bằng một loại bình cầm tay nhỏ có đầu bơm men nhỏđể tô theo đường nét

hoa văn đã in bằng mộc cao su. Đối với các sản phẩm trang trí bằng men một màu cần thay đổi phương pháp xối men bằng thiết bị phun thổi men như được áp dụng trong công nghệ sản xuất sứ vệ sinh giúp tăng năng suất, bề mặt men bóng đều hơn và có thể tiết kiệm men…

- Đầu tư xây dựng lò sấy tận dụng nhiệt lượng của lò nung: các cơ sở cần đầu tư

xây các buồng sấy sản phẩm bên cạnh các lò nung bằng gaz và lắp đặt hệ thống quạt hút hơi nóng từ lò nung để thổi vào các buồng sấy làm khô sản phẩm một cách nhanh chóng và an toàn, buồng sấy cần thiết kế vách có thể mở ra bốn bên hoặc cửa xếp bằng bạt che để dễ dàng xếp sản phẩm cũng như lấy ra.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất: đầu tư bê tông hoá toàn bộ nền xưởng và lợp mái che cho tất cả các khâu sản xuất, đặc biệt là khâu tạo hình. Các cơ sở cần bố trí lại các dây chuyền sản xuất một cách hợp lý thống nhất, tránh chống chéo; Trang bị hệ thống kệ chứa đựng sản phẩm nhiều tầng, khoảng cách giữa các kệ có thể thay đổi tuỳ theo chiều cao của sản phẩm

Thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại như JETRO, các chương trình hỗ trợ

thương mại của Chính phủ Nhật Bản như cử các chuyên gia Nhật Bản sang giúp các nhà sản xuất Việt Nam về công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể

xuất khẩu qua Nhật Bản..

Hiệu quả: thông qua việc đầu tư mạnh vào công nghệ sản xuất hàng gốm mỹ

nghệ sẽ góp phần nâng cao chất lượng, giảm giá thành giảm, tạo ra những sản phẩm

độc đáo, kiểu dáng đẹp… góp phần nâng cao vị thế của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam trong thị trường Nhật Bản với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

 Khâu thiết kế mẫu mã:

Người tiêu dùng Nhật Bản rất quan tâm tới những sản phẩm phản ánh tập tục văn hoá, truyền thống, kỹ thuật, vật tư và thiết kế duy nhất của Việt Nam- đó là những sản phẩm có sự pha trộn giữa nền văn hoá Á Âu, có sự pha trộn giữa tính truyền thống và nét mới lạ và phải thể hiện được phong cách tác giả của người sáng tác. Các loại sản phẩm hiện nay đang sản xuất và xuất khẩu của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam như các loại chậu bộ, bình hoa, đôn voi, đôn các loại…đã quá quen thuộc với khách hàng Nhật Bản với giá thành ngày một giảm. Bên cạnh đó, sản phẩm gốm mỹ

nghệ mang tính nghệ thuật. Do đó, cần phải luôn sáng tạo ra những mẫu mã mới, độc

đáo đồng thời phải mang đậm chất Việt, hồn Việt.

Nm bt th hiếu ca người tiêu dùng hàng gm ca Nht Bn

Để nắm bắt kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản cần tăng cường mối liên kết các nhà xuất khẩu Việt Nam và các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Cần tránh tình trạng nhà sản xuất chỉ lo sản xuất, nhà nhập khẩu chỉ lo nhập khẩu dẫn

đến sản phẩm làm ra lỗi thời, nhà xuất khẩu không có nguồn cung sản phẩm. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu hàng gốm Việt Nam phải tạo mối quan hệ tốt đẹp, uy tín với các nhà xuất khẩu Việt Nam, nhập khẩu Nhật Bản để họ cung cấp những thông tin kịp thời cho phép nhà xuất khẩu đáp ứng nhanh chóng thị hiếu của người tiêu dùng.

Tiến hành tham quan những hội chợ triển lãm quốc tế trưng bày các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ ở Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Sản phẩm của những nước này đã thâm nhập thị trường Nhật Bản từ rất sớm, do đó họ đã có những am hiểu nhất định về thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản. Do đó, các nhà sản xuất hàng gốm Việt Nam có thể nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản qua những đối thủ cạnh tranh, từđó sáng tạo ra những mẫu mã độc đáo của riêng mình.

Nghiên cứu kỹ những trang web và các sản phẩm được trưng bày từ các công ty hàng đầu của Việt Nam về hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, từđó các nhà sản xuất có thể thu được nhiều ý tưởng cho việc thiết kế sản phẩm của mình.

Xây dng và phát trin dòng gm Vit

Tạo ra những sản phẩm khác biệt mang đậm nét đặc thù của văn hoá Việt Nam, những hoa văn, hoạ tiết mang hồn đất Việt – Dòng gốm Việt. Cần phải có sự

nghiên cứu công phu, tỷ mỉ, nghiêm túc, rộng rãi để tìm ra những biểu tượng Việt Nam cho gốm mỹ nghệ như hình ảnh chim lạc, bông sen, hàng dừa, lũy tre, những bài ca dao viết bằng thư pháp Việt Nam… Tạo ra những sản phẩm tinh xảo, có giá trị

cao để thay thế cho những sản phẩm thô, nặng, cồng kềnh hiện nay.

Không ngng ci tiến mu mã để đáp ng nhu cu, th hiếu ca khách hàng Nht Bn

Sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mà còn có chức năng tiêu dùng theo phương hướng phát triển “ ngày càng tinh xảo và mang tính dân tộc cao hơn” bởi càng giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc càng khẳng định giá trị văn hoá là bền vững nhất và được thị trường Nhật Bản đánh giá cao.

Khai thác những nét văn hoá đặc trưng của Việt Nam đưa vào sản phẩm gốm mỹ nghệ để làm cho sản phẩm có hồn hơn, đặc biệt là tính pha trộn giữa văn hoá phương Đông và phương Tây của Việt Nam.

Cần phải có sự liên kết giữa các nhà sản xuất với những nhà tạo mẫu am hiểu về thời trang và thị hiếu của người tiêu dùng, các chuyên gia nước ngoài mà nhất là các chuyên gia Nhật Bản, Việt kiều và lưu học sinh sống tại Nhật Bản, các trường mỹ thuật… để tạo ra những mẫu mã và kiểu dáng gốm mỹ nghệđáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

Đẩy mạnh việc tìm hiểu thị trường, tiếp cận hơn nữa nền văn hoá của Nhật Bản, liên tục đưa ra những mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Thay đổi tư duy bán hàng, “bán cái mà khách hàng cần” sẽ hiệu quả hơn nhiều so với bán “cái mà ta có”.

Sáng tác mẫu mã mới kết hợp với các vật liệu khác như mây, tre, lá, sắt, thiết, thủy tinh, xi măng… nhằm làm cho các sản phẩm gốm mỹ nghệ có kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú hơn, đồng thời cũng giúp cho những ngành thủ công khác

được cùng phát triển, giá trị tăng lên nhờ những sản phẩm kết hợp.

Đổi mới chủng loại men trang trí, cần khai thác sựđa dạng của các màu men dùng trong gốm xây dựng, những màu men tạo hoa văn hết sức độc đáo này nếu áp dụng để trang trí lên các sản phẩm gốm mỹ nghệ sẽ cho ra đời những sản phẩm hết sức độc đáo mà hầu như chưa có các đối thủ cạnh tranh nào của Việt Nam làm được.

Tổ chức các cuộc thi sáng tác mẫu mã sản phẩm mới trong các doanh nghiệp và mở rộng đến các trường Đại Học Mỹ Thuật, Cao đẳng để phát hiện thêm nhiều mẫu mã độc đáo và đội ngũ sáng tác mẫu có tay nghề cao…

Tổ chức các trường đào tạo chuyên gia thiết kế mẫu. Việc đào tạo này phải

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)