Về tỷ trọng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ so với hàng thủ công mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp (Trang 46 - 47)

Tỷ trọng xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ so với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản có xu hướng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 1998 chỉ

là 11,08% thì năm 2000 tăng lên 20,03% và luôn giữở mức trên dưới 15% trong các năm tiếp theo. ( Xem phụ lục7: bảng 2.15)

Tuy nhiên, xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản lại có dấu hiệu chững lại, nguyên nhân chủ yếu là do hàng của Việt Nam còn kém về mẫu mã, chủng loại so với các nước khác như Trung Quốc và Thái Lan. Các sản phẩm truyền thống của Việt Nam hầu nhưđã bão hoà tại thị trường này, bên cạnh đó thì nhu cầu của người Nhật về hàng gốm sứ mỹ nghệ rất đa dạng, yêu cầu các mặt hàng phải thay đổi nhanh sao cho phù hợp với các mùa trong năm.

Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và hàng gốm sứ mỹ nghệ

của Việt Nam vào Nhật Bản( triệu USD)

25.28 26 35.3 30.96 43 51.38 55.08 62 3 3.9 4.8 6.2 6.4 7.7 8.6 9.3 0 10 20 30 40 50 60 70 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2004-2005 và www.vnemart.com Thị trường Nhật Bản là một thị trường rất khó tính, đối với mỗi một sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố: nguyên liệu sản xuất, phương pháp tạo ra sản phẩm và yếu tố truyền thống thể hiện trong từng

sản phẩm. Trong đó, yếu tố truyền thống được người Nhật đặc biệt quan tâm, bởi họ

luôn đòi hỏi khi làm ra sản phẩm người thợ phải “thổi được cái hồn của mình” vào trong từng sản phẩm, mỗi sản phẩm phải có nét độc đáo riêng. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng,

đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm đểđáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)