- Nguồn vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế: Vốn là một yếu tố rất cần thiết nhưng khả năng cung ứng về vốn yếu. Các cơ sở chưa bằng kết quả sản xuất kinh doanh của mình để tiếp cận tốt, thuyết phục được các ngân hàng cho vay vốn. Các ngân hàng cũng chưa tìm ra cơ chế thích hợp để cho các đơn vị sản xuất vay vốn nhiều hơn và tăng thời hạn vay dài hơn. Mặt khác tình trạng tồn đọng vốn vẫn dây dưa nhằng nhịt ở mọi khâu trong sản xuất và tiêu thụ giữa các hộ với công ty và giữa các công ty với các hộ... Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất.
Bảng 2.10 Khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp
Các khó khăn trong kinh doanh Số lượng DN Tỷ trọng (%)
Thiếu vốn để mở rộng thị trường 24 43,64 Thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ 14 25,45
Thiếu kiến thức về xuất khẩu 15 27,27 Bị các sản phẩm khác cạnh tranh 20 36,36
Tổng cộng 55 100
Nguồn: Kết qủa khảo sát của tác giả
Lưu ý: có nhiều doanh nghiệp có nhiều lựa chọn
- Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất truyền thống, lạc hậu: đang chuyển từ giai đoạn sản xuất hàng thủ công thuần túy sang cơ giới hoá một phần ở những công đoạn chưa cần đến bàn tay của con người. Nhiều lò sản xuất hiện nay vẫn còn sử dụng lò củi nên chi phí nung cao, sản phẩm hư nhiều nên giá thành còn cao hơn
- Nguồn nguyên liệu phong phú nhưng tập trung dưới dạng nhỏ lẻ, giá trị thấp, chất lượng không đồng đều: Tình trạng thiếu chủ động về nguyên liệu xảy ra
cạn kiệt... chẳng hạn đất sét phải lấy từ xa, giá ngày một tăng, tình trạng cung ứng các loại men... không được chủđộng..
- Thiếu thị trường chủ yếu, phần lớn sự giao dịch mua bán được tiến hành thông qua trung gian: vì vậy những người sản xuất, xuất khẩu gốm không giành
được thế chủ động trong việc sản xuất và phụ thuộc rất nhiều vào những đơn đặt hàng. Theo như kết quả khảo sát ta thấy, 60,00% các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ làm theo các đơn đặt hàng, 25,45% xuất khẩu sản phẩm qua trung gian của các công ty thương mại Nhật Bản và chỉ có 10,91% các doanh nghiệp là xuất khẩu sản phẩm trực tiếp.
Bảng 2.11 Cách thức xuất khẩu hàng của doanh nghiệp sang Nhật Bản Phương thức Số lượng DN Tỷ trọng (%)
Làm theo đơn đặt hàng 33 60,00
Xuất khẩu sản phẩm trực tiếp 6 10,91 Có đại lý phân phối tại Nhật Bản 2 3,64 Qua trung gian các công ty
thương mại Nhật Bản 14 25,45 Tổng cộng 55 100 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Bảng 2.12 Khách hàng chủ yếu của doanh Nghiệp Đối tác Số lượng DN Tỷ trọng (%) Cá nhân 7 12,75 Các công ty thương mại Nhật Bản( bán buôn) 35 63,64 Đai lý/ Siêu thị của Nhật Bản(bán lẻ) 13 23,63 Tổng cộng 55 100 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
- Việt Nam sản xuất gốm mỹ nghệ có chất lượng không cao nhưng giá thành lại cao dẫn đến khả năng cạnh tranh kém: Nhiều mặt hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam chưa thật đẹp, giá thành cao, tính đồng bộ thấp nên sức cạnh tranh yếu. Việc tổ
chức sản xuất còn phân tán, khó khăn nhất là đối với hàng xuất khẩu
- Hàng gốm Việt Nam đa phần chưa có thương hiệu: Việc tạo ra sản phẩm độc
đáo trên thị trường Nhât Bản là một yếu tố quyết đinh sự thành công của doanh nghiệp. Thực tế là tại thị trường Nhật Bản, hàng hóa rất nhiều và rất đa chủng loại. Người Nhật có quyền lựa chọn trong vô số những chủng loại hàng hóa đó. Đặc biệt qua nghiên cứu và khảo sát, Người Nhật rất thích những sản phẩm gốm mỹ nghệ
mang tính độc đáo lạ mắt. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một vài doanh nghiệp gốm mỹ
nghệ TP HCM đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng cho những mặt hàng có truyền thống lâu năm để xuất khẩu.
- Không thiết kế thường xuyên những mẫu mã gốm mỹ nghệđộc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá của người Việt Nam: Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đã rất chú trọng đến khâu thiết kế, thường xuyên cho ra những mẫu mã mới, thậm chí có
đơn vị còn thuê hẳn chuyên gia thiết kế nước ngoài làm việc cho mình. Tuy nhiên, do
đầu tư thiết kế mẫu mã rất tốn kém, nên số đơn vị như vậy còn ít, hầu như chỉ tập trung ở các doanh nghiệp có năng lực, quy mô lớn. Từđó dẫn đến tình trạng mẫu mã nói chung khá nghèo nàn, không hấp dẫn khách hàng. Đáng ngại hơn là tình trạng sao chép, ăn cắp mẫu mã tràn lan.
- Đội ngũ nghệ nhân lành nghề và các thợ thủ công bậc cao còn rất thiếu, chưa chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực: Số thợ giỏi có trình độ cao ngày một ít đi. Trong điều kiện hội nhập chúng ta gặp những đối thủ cạnh tranh có những điều kiện thuận lợi về tài nguyên, lao động văn hoá dân tộc gần như ta Trung Quốc, Thái Lan...). Nếu chúng ta không chú ý phát triển một nền kinh tế trí thức với trình độ tay nghề cao thì sẽ sớm bị loại trên thương trường.
Bảng 2.13 Phương thức tìm kiếm đối tác Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam
Phương thức Số lượng DN Tỷ trọng (%) Tự tìm kiếm đối tác 5 9,09 Qua giới thiệu 22 40,00 Đối tác tự tìm đến công ty 24 43,64 Qua các hội chợ, hội thảo 15 27,27 Tổng cộng 55 100
Lưu ý: có nhiều doanh nghiệp có nhiều phương thức xuất khẩu
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
- Tính cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản còn thấp so với các nước trong khu vực: đặc biệt là so với Trung Quốc, Thái Lan, đặc biệt là ngày giao hàng và hoàn thành đơn hàng lớn đúng hạn. Yếu tố mà Việt Nam có lợi thế nhất so với các nước khác là chất lượng bao bì, đóng gói. Bên cạnh đó, các yếu tố mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhưng chưa ở mức vượt bậc như: kiểu dáng, chủng loại chưa phù hợp với thị trường; tỷ lệ cải tiến kiểu dáng, giá, chất lượng gốm mỹ nghệ.
Sơđồ 2.4. Sơđồ Rađa dịnh vị khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản
Nguồn: Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu”.
- Trình độ quản lý của các cơ sở còn rất hạn chế, một sốđối tượng chỉ là theo kiểu cha truyền con nối: Đa phần những lao động trong ngành sản xuất gốm mỹ
nghệ là những lao động phổ thông, trình độ văn hoá thấp, không được qua trường lớp đào tạo. Trong số lao động chỉ trừ có hoạ sĩ, nhân viên tiếp thị được qua các trường lớp đào tạo, còn hầu hết đều trưởng thành qua lao động trực tiếp. Vì vậy các lao động phải mất nhiều thời gian học việc. Học nghề gốm được tiến hành ngay tại cơ sở sản xuất. Những lao động gia đình được các thế hệ trước dạy bảo các công việc cụ thể, sớm biết nghề hơn và thường được phân công trông coi thợ làm thuê.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Gốm mỹ nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xuất khẩu của Việt Nam và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam. Trong thời gian vừa qua gốm mỹ nghệ Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc mở
rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Kết quả là ngành đã thu được nhiều kết quảđáng khích lệ, đặc biệt là việc tăng cường khai thác thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên, ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu, chưa khai thác tương xứng với tiềm năng. Đặc điểm lớn nhất của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam hiện nay vẫn là chất lượng, tính đa dạng, độc đáo của sản phẩm phương thức xuất khẩu còn lạc hậu, mang tính bị động. Các doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng nước ngoài, thiếu thế chủđộng… kết quả là thị phần hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam trên thị
trường Nhật Bản còn rất hạn chế.
Vị trí xuất khẩu của hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản rất đáng khích lệ và để đẩy mạnh việc thâm nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam cần tận dụng tốt những cơ hội, khắc phục những yếu kém, phát huy những thuận lợi. Đặc biệt là trong thị trường Nhật Bản, sự cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt, chúng ta cần tìm ra các biện pháp có hiệu quảđể ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam luôn giữđược nhịp độ phát triển.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3.1 Mục tiêu đề xuất các giải pháp
Xây dựng thị trường Nhật Bản trở thành một trong những thị trường xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ chủ lực của Việt Nam.
Tăng nhanh và ổn định kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Nâng cao tính cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang Nhật Bản.
Xây dựng các giải pháp tiếp thị sản phẩm hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu sang Nhật Bản.
Đưa ra các kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để hổ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản.
3.2 Quan điểm đề xuất các giải pháp
3.2.1 Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm là công cụ quan trọng để thâm nhập thị trường của Nhật Bản nhập thị trường của Nhật Bản
Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản ngày càng tăng nhưng vẫn còn chiếm thị phần rất nhỏ bé ở thị trường Nhật Bản mặc dù chính phủ Nhật Bản đã tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản. Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ trên thị trường Nhật Bản là tính cạnh tranh thấp như giá cao, chất lượng không ổn định và điều quan trọng đối với hàng gốm mỹ
nghệ là mẫu mã còn đơn điệu, không thay đổi đa dạng, độc đáo, độc quyền đối với các sản phẩm cạnh tranh khác giống như Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan…Cho nên vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành công nghiệp gốm Việt Nam là nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm gốm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, mà trước hết là trên thị trường nội địa.
3.2.2 Coi việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước tham gia vào việc sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ là quan điểm mang tính nguyên tắc sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ là quan điểm mang tính nguyên tắc
và xuyên suốt nhằm nâng cao vị thế của hàng Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu lớn hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam nhưng việc tạo lập được mối quan hệ kinh doanh lâu dài trên thị trường này không phải là dễ. Tính cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản rất cao, yêu cầu về
chất lượng sản phẩm rất khắc khe và thị trường được bảo vệ bằng một hệ thống pháp lý rất phức tạp… trong khi đó, sản phẩm gốm mỹ nghệ của Việt Nam tính cạnh tranh còn rất hạn chế, thâm nhập vào thị trường Nhật Bản còn hạn chế hơn các đối thủ
cạnh tranh khác. Do đó, để thâm nhập nhanh, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ và tạo được vị trí vững chắc trên thị trường Nhật Bản cần đòi hỏi phải xây dựng các giải pháp đồng bộ nhằm huy động tối đa các nguồn lực hiện có.
3.2.3 Coi việc thâm nhập thị trường Nhật Bản là bước quan trọng để thâm nhập các thị trường khác các thị trường khác
Nhật Bản là nơi tiêu thụ gốm mỹ nghệ rất lớn trên thế giới. Thị trường này có yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao và tính cạnh tranh rất lớn, hệ thống pháp lý lại rất phức tạp. Tại thị trường Nhật Bản hội tụ rất nhiều nhà xuất khẩu thành công có kinh nghiệm và khả năng trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó, nếu như sản phẩm gốm mỹ nghệ của Việt Nam được thị trường Nhật Bản chấp nhận thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh được và được chấp nhận ở các thị trường khác. Tại Nhật Bản, vấn đề chất lượng luôn được đặt ra, việc kiểm nghiệm sản phẩm luôn được thực hiện một cách chặt chẽ.
3.2.4 Quan điểm các doanh nghiệp nổ lực, Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thông qua một số cơ chế và chính sách
Các doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay thiếu vốn, kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn yếu. Các cơ
sở sản xuất đều gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, bãi tập kết nguyên liệu và các cửa hàng giao bán sản phẩm, khả năng tiếp cận thị trường yếu. Chúng ta quen với phương châm sản xuất nhanh nhiều tốt rẻ nhưng làm thế nào bán được hàng nhanh và bán được nhiều hàng thì đó còn là một vấn đề mới mẻ. Hơn nữa, nhiều mặt hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam chưa thật đẹp, giá thành cao, tính đồng bộ thấp nên sức
cạnh tranh yếu. Việc tổ chức sản xuất còn phân tán, khó khăn nhất là đối với hàng xuất khẩu. Hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam chưa có thương hiệu tốt và thường phải xuất khẩu qua trung gian. Do đó, sự hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện dưới hình thức: tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của các doanh nghiệp.
Ngày 22 tháng 12 năm 2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số
174 /2004/QĐ-BCN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ
tinh Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020 trong đó quan
điểm về ngành gốm sứ với những nội dung sau:
¾ Quan điểm phát triển:
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành để huy
động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội; tập trung đầu tư để đưa sản phẩm gốm mỹ nghệ có khả năng xuất khẩu, thuỷ tinh cao cấp trở thành những sản phẩm mũi nhọn của ngành.
- Trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ hiện đại làm nòng cốt, chú trọng đầu tư
phát triển ngành theo chiều sâu. Đặc biệt đầu tư nghiên cứu sơ chế, tuyển chọn nguyên liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận với công nghệ cao nhằm sản xuất các sản phẩm mới tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích một số doanh nghiệp lớn đầu tư mở rộng để nâng cao tiềm lực kinh tế, xây dựng thương hiệu mạnh làm nòng cốt thúc đẩy cả Ngành phát triển.
¾ Định hướng phát triển
Đưa nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ thành sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của Ngành.
Để sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường đặc biệt là xuất khẩu, cần đầu tư các cơ sở sản xuất lớn, có trang thiết bị tiên tiến. Đầu tư
mở rộng những cơ sở sản xuất gốm sứ đã có để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; đa dạng hoá mặt hàng. Cụ thể là:
Gốm sứ mỹ nghệ: Khuyến khích các địa phương đầu tư khôi phục các làng nghề
truyền thống như: Bát Tràng (Hà Nội), Đông Triều (Quảng Ninh), Nam Sách (Hải Dương), Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long.
¾ Mục tiêu chiến lược:
Nhóm sản phẩm gốm sứ : Tăng trưởng bình quân 20-30%/năm
o Quy hoạch phát triển các nhóm sản phẩm đối với toàn ngành giai đoạn