Đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu 450 Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vưc kinh tế Nhà nước trong xu thế hội nhập kinh tế (Trang 59 - 60)

TẾ NHÀ NƯỚCTRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ 3.1) Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và đẩy nhanh quá trình

3.1.4) Đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Song song với lộ trình tham gia Khu vực mậu dịch tự do Đơng Nam Á (AFTA) và việc phát triển các mối quan hệ kinh tế song phương với các nước, hiện nay nước ta vẫn đang đẩy mạnh việc đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Cần sửa đổi, bổ sung hệ thống thể chế và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện thể chế nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước và phù hợp với các quy định chung của WTO.

Việt Nam đang phải đối mặt với những yêu cầu cịn cao hơn cả tiêu chuẩn bình thường của Tổ chức thương mại thế giới WTO trong quá trình đàm phán song phương, đặc biệt là yêu cầu về tự do hố thương mại. Trả lời phỏng vấn của Thời báo tài chính Anh (Financial Times ngày 14/07/2005), Phĩ Thủ tướng Vũ Khoan cho biết : “Các yêu cầu tỏ ra khơng cơng bằng, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhưng trong quá trình đàm phán, các đối tác lại đưa ra những yêu cầu rất cao, thậm chí cao hơn chuẩn của WTO”. Cụ thể là Hoa Kỳ đang yêu cầu Việt Nam mở cửa hơn nữa lĩnh vực viễn thơng là lĩnh vực cĩ thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, hoặc các lĩnh vực khác nhạy cảm như ngân hàng hoặc những lĩnh vực mà Việt Nam khơng thể giải quyết ngay như vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh tốc độ đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Trong tháng 6/2005 cùng với việc tạo bước tiến mới quan trọng trong đàm phán với Hoa Kỳ và Canada, chúng ta cũng đã kết thúc đàm phán với Nhật Bản và Hàn Quốc và kết thúc về mặt kỹ thuật quá trình đàm phán với một số đối tác tại Geneve (Thụy Sĩ), đồng thời cũng đã được Trung Quốc bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ việc ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO. Đến tháng 7/2005 trong 27 đối tác đặt vấn đề đàm phán song phương thì Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với 11 đối tác và chính thức ký kết với 7 đối tác gồm Liên minh Châu Aâu, Argentina, Brazil, Cuba, Chi Lê, Colombia và Singapore. (Nguồn : Nguyên Phong – Vietnamnet ngày 16/07/2005; Báo Tuổi trẻ ngày 22/07/2005).

Do đĩ, để đĩn đầu hội nhập, trước hết các doanh nghiệp nhà nước phải cĩ biện pháp cụ thể đổi mới cơng nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và tạo sức cạnh tranh của sản phẩm qua việc tăng cường xuất khẩu. Các doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng chiến lược đĩn đầu hội nhập, như thế thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới cĩ hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và khu vực theo đúng lộ trình hội nhập, khi mà đã dỡ bỏ hàng rào bảo hộ và thuế suất.

Ngồi ra doanh nghiệp nhà nước xây dựng chiến lược chủ động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, vì đây cũng là một phương thức xuất khẩu hàng hĩa gián tiếp thơng qua xuất khẩu các tư liệu sản xuất và nguyên liệu, tránh được hàng rào bảo hộ của các nươc, đồng thời cũng là cơ hội cĩ điều kiện học hỏi kinh nghiệm, phương pháp quản lý tiên tiến, sử dụng được chất xám của các nước.

Một phần của tài liệu 450 Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vưc kinh tế Nhà nước trong xu thế hội nhập kinh tế (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)