Giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 80 - 81)

6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003

4.1.2 Giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin

Vấn đề bất cân xứng thông tin là một nguyên nhân quan trọng khiến cho các cuộc sáp nhập hay mua lại không thành công, muốn giải quyết vấn đề này chúng ta phải chú trọng tới vấn đề thông tin minh bạch

Yếu tố thông tin là một yếu tố rất có ý nghĩa đối với giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Các loại thông tin mà doanh nghiệp cần khi muốn thực hiện giao dịch M&A là: giá cổ phiếu công ty, thương hiệu, thị phần, thị trường, công tác quản trị của doanh nghiệp, tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá khứ của doanh nghiệp… Có đầy đủ các thông tin cần thiết sẽ giúp cho việc định giá doanh nghiệp được chính xác hơn, giúp doanh nghiệp có lợi thế trong quá trình đàm phán.

Việc xây dựng một cơ chế và kênh cung cấp thông tin về doanh nghiệp đầy đủ, chính xác, minh bạch là một biện pháp nhằm tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường.

Cơ quan quản lý cần ban hành văn bản qui định về việc công bố thông tin của các đối tượng là doanh nghiệp trong nền kinh tế, chứ không riêng gì đối với công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần niêm yết. Các loại thông tin có thểđược công bố công khai: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguồn vốn, cấu trúc vốn của doanh nghiệp và các biến động lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kênh cung cấp thông tin doanh nghiệp cho thị trường có thể được thực hiện bởi chính cơ quan quản lý như là một mảng dịch vụ, nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin. Tùy theo mức độ thông tin được xử lý mà người sử dụng thông tin phải chi trả một khoảng chi phí tương ứng. Như vậy, đối tác giao dịch có thể thu nhập thông tin từ hai nguồn chính là từ chính doanh nghiệp đối tác và thứ hai là từ kênh thông tin này. Với phương thức công bố như thế vừa có thể cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin vừa có thể kiểm soát được đối tượng thu thập thông tin về doanh nghiệp.

Để làm tăng tính minh bạc cho các thông tin được công bố thì cần nhanh chóng thực thi các chuẩn mực kế toán, kiểm soát số sách kế toán của doanh nghiệp chặt chẽ hơn thông qua công tác kiểm toán nội bộ và độc lập.

Về phía doanh nghiệp cần sớm làm quen với việc hoạt động sản xuất kinh doanh trong một môi trường thông tin hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của mình cho nhà đầu tư và công khai trên thị trường. Doanh nghiệp phải nhận ra rằng, việc công khai thông tin về doanh nghiệp bên cạnh những bất lợi thì việc làm này sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế khác, đặc biệt đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Việc công bố thông tin công khai có thể càng làm tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Trong công tác định giá doanh nghiệp thì nó góp phần đểđối tác đánh giá đúng về giá trị của doanh nghiệp. Vì thế, trong tương lai, nếu doanh nghiệp có dự định tham gia vào hoạt động M&A thì việc công khai thông tin từ lúc đầu là việc mà doanh nghiệp cần nên thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 80 - 81)