Kích cỡ thương vụ M&A

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 30)

6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003

2.2.4.5Kích cỡ thương vụ M&A

Những nguyên nhân gần đây đã chỉ ra không phải thương vụ M&A càng lớn càng dễ thất bại, mà chính sự khác biệt trong kích thước giữa công ty đi mua và công ty mục tiêu mới là nguyên nhân thật sự của thất bại.

Nhiều thương vụ M&A đã thất bại bởi vì công ty đi mua và công ty mục tiêu không tương xứng về kích thước. Khi công ty mục tiêu quá lớn so với công ty đi mua, khả năng thất bại có thểđược nhìn thấy dễ dàng, công ty mục tiêu trở nên khó nuốt so với công ty đi mua, việc điều hành một công ty lớn hơn mình sẽ làm công ty đi mua đối mặt với rất nhiều khó khăn, hơn thế nữa những thương vụ loại này thường gắn với việc sử dụng một khối lượng nợ lớn do đó rủi ro của nó cũng gia tăng. Trong trường hợp công ty đi mua quá lớn so với công ty mục tiêu khả năng thất bại của nó cũng cao hơn như trường hợp ở trên, bởi vì phần lợi nhuận từ công ty mục tiêu sẽđóng một phần quá nhỏ bé vào lợi nhuận của công ty đi mua.

Ngược lại những thỏa thuận hợp nhất giữa hai đối tác có cùng kích cỡ và vị trí trên thị trường thường được sự tán thành của lãnh đạo hai bên và do đó họ thường không đòi hỏi đối tác bên kia phải chi trả quá nhiều cho mình, họ cần sự công bằng và bình đẳng. Ngoài ra hoạt động hợp nhất ngang hàng không phải chỉđể phục vụ mục đích của một bên, do đó nó sẽ dễ dàng đạt tới sự hòa hợp và khả năng thành công của nó cũng sẽ lớn hơn.

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 30)