6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003
3.3.3.5 Thất bại do sự thiếu hiểu biết
Đây là nguyên nhân xuất phát từ trong chính các doanh nghiệp muốn thực hiện M&A. Họ không trang bị cho mình những kiến thức về M&A, từđó làm cho các doanh nghiệp này rơi vào những cạm bẫy của M&A, dễ dàng bị các doanh nghiệp khác thâu tóm, đến khi ngỡ ngàng nhận ra thì quá muộn. Thêm vào đó, những nhà quản trị chiến lược chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này hoặc bối rối hoặc phụ thuộc vào những người môi giới, cả hai đều dẫn đến sự thiếu chiến lược cụ thể, những bước đi dài hạn cũng như những hoạt động hậu M&A. Ngoài ra, những biện pháp quản trị rủi ro chưa được người làm M&A sử dụng hiệu quả, có thể kể đến như Collar, Earn-out… Quá trình thẩm định chi tiết (due diligence) gồm thẩm định pháp lý (legal due diligence) và thẩm định tài chính (finance due diligence) cũng
chưa được các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, dẫn đến thiếu sót đôi khi nghiêm trọng, khiến cho thương vụ M&A diễn ra không suôn sẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày toàn cảnh về tình hình hoạt động M&A trên thế giới cũng như tại Việt Nam, thông qua các ví dụ, các số liệu, biểu đồ, đặc biệt trong và sau giai đoạn khủng hoảng. Từ việc xem xét một số thương vụ thành công và thất bại điển hình của hoạt động M&A tại Việt Nam, chúng tôi đưa ra và phân tích những khó khăn, thách thức và những nguyên nhân thất bại đặc trưng của hoạt động này tại Việt Nam. Từđó, chúng tôi sẽ đi tiếp vào phần giải pháp đểđưa ra các hướng giải quyết cho các khó khăn, trở ngại trên.
CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT BẠI ĐỂ
ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG CHO HOẠT ĐỘNG M&A TẠI
VIỆT NAM
Từ những nguyên nhân thất bại của thế giới và nguyên nhân thất bại đặc trưng của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng, để có được sự thành công trong hoạt động M&A tại Việt Nam, cần có giải pháp cho hai vấn đề:
- thứ nhất, nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường M&A hiệu quả; - thứ hai, nhóm giải pháp cho từng thương vụ M&A.
Ở chương này, chúng tôi sẽ lần lượt làm rõ hai nhóm giải pháp trên.