Thực hiện sự hợp lực không thực tế

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 38 - 39)

6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003

2.3.6.2Thực hiện sự hợp lực không thực tế

Thất bại trong việc đạt được sự hợp lực đề ra ban đầu là nguyên nhân điển hình cho M&A không thành.

Với mong muốn thống trị nền công nghiệp ô tô Châu Âu, tập đoàn Fiat của Ý đã thực hiện rất nhiều thương vụ M&A, tuy nhiên những cố gắng của Fiat dường như chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Mặc dù mục tiêu ban đầu của Fiat khá rõ ràng tuy nhiên điều mà Fiat mong muốn có vẻ quá xa vời, dù có thực hiện M&A nhiều như thế nào thì đó cũng chỉ là sự hợp lực thiếu thực tế! Vấn đề của Fiat được trình bày dưới đây sẽ làm rõ điều này.

Qua nhiều thập kỷ, tập đoàn Fiat đã mua lại nhiều công ty mới và phát triển bất kỳ sự hợp lực có thể nào để cải thiện vị trí của nó. Tập đoàn Fiat mở rộng mua lại những thương hiệu nổi tiếng như Ferrari, Alfa Romeo và Lancia. Tập đoàn Fiat hy vọng có thể sử dụng tiêu chuẩn sản xuất ô tô để phát triển sự hợp lực bằng nền tảng sản xuất, sự hỗ trợ và phân phối.

Tổng doanh số của năm 2002 của Fiat Auto – nhà sản xuất ra xe Fiat cùng với Lancia và Alfa Romeo tiếp tục bị thất vọng. Lý do chính dường như là sự tập trung của Fiat Auto lên thị trường xe hơi cạnh tranh khốc liệt ở Châu Âu. Mặc dù là một tập đoàn có nhiều cuộc sáp nhập và mua lại trong lịch sử nhưng nó chỉ có thểđạt được vị trí thống trịở nước Ý mà thôi. Doanh số của phần còn lại của Châu Âu chỉ vào khoảng 5% tổng doanh số. Lỗ giữa năm 2002 thật sự vượt xa sự dựđoán u ám nhất. Tập đoàn Fiat lỗ hơn 500 triệu euro (450 triệu bảng Anh) trong 3 tháng đầu năm 2002, doanh số của Fiat Auto giảm 12%. Tổng nợ tăng lên hơn 6.5 tỷ euro (5.8 tỷ bảng Anh) vào tháng 3/2002. Một bước đi liều lĩnh là Fiat đã bán cổ phần của Ferrari

và CNH Global. Tập đoàn hy vọng rằng sẽ làm tăng thêm khoảng 1 tỷ euro (900 triệu bảng Anh). Theo một cách nào đó, bước đi này đã cho thấy một sự tiến đến tập trung mang tính chiến lược trong việc bỏđi một số bộ phận hoạt động không chính yếu.

Một trường hợp tương tự trong việc kết hợp không thực tế dẫn đến thua lỗ, đó là vụ AT&T mua lại NCR. Cũng với khát vọng bành trướng hoạt động và kết hợp hai lĩnh vực tưởng chừng béo bở: giữa đường truyền và công nghệ kỹ thuật có liên quan, tuy nhiên hai tập đoàn đã nhận thấy điều này là thiếu thực tế và đã gánh chịu những sụt giảm đánh kể trong kinh doanh. AT&T là tập đoàn chuyên cung cấp các dịch vụ đường truyền điện thoại và Internet, cáp truyền hình lớn nhất của Mỹ. NCR là tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật và thông tin chuyên cung cấp các sản phẩm như máy tính tiền, máy quét, các thiết bị máy tính và cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin. Tháng 9 năm 1991 NCR đã chính thức đồng ý lời chào mua của AT&T với giá 7.4 tỷ USD. Trải qua hai năm hoạt động, năm 1993 NCR đã thông báo một khoản lỗ ròng 1.287 tỷ USD, tình trạng thua lỗ vẫn còn tiếp tục kéo dài đến năm 1994 và 1995. Tháng 1 năm 1997, NCR trở thành công ty độc lập đánh dấu bằng sự kiện được chính thức giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán New York, giá trị thị trường của NCR lúc niêm yết là 3.4 tỷ USD thấp hơn một nửa so với mức giá mà AT&T đã bỏ ra trước đó 5 năm.

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 38 - 39)